Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Kết nối tri thức Câu 4 Thực hành Tiếng Việt trang 54 Văn 9 Kết nối...

Câu 4 Thực hành Tiếng Việt trang 54 Văn 9 Kết nối tri thức: Xác định biện pháp tu từ trong các khổ thơ sau của bài Mưa xuân và nêu tác dụng...

Cách 1. Soạn Câu hỏi 4 Thực hành Tiếng Việt trang 54 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Thực hành tiếng Việt trang 54.

Xác định biện pháp tu từ trong các khổ thơ sau của bài Mưa xuân và nêu tác dụng:

a. Em là con gái trong khung cửi

Dột lụa quanh năm với mẹ già

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

b. Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,

Em mải tìm anh chả thiết xem.

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh,

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

c. Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay

Hoa xoan đã nát dưới chân giày

Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ

Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày.”

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Cách 1

a.

- Biện pháp tu từ: So sánh “như cây lụa trắng”.

- Tác dụng: Thể hiện tấm lòng của người con gái, đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.

b.

Advertisements (Quảng cáo)

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa “Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”.

- Tác dụng: Thể hiện sự thiếu vắng của nhân vật trữ tình vì mải miết đi tìm hình bóng người thương. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn.

c.

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa “Mưa xuân đã ngại bay”.

- Tác dụng: Thể hiện dấu hiệu ngày xuân đã sắp kết thúc. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu

Biện pháp

Tác dụng

a

So sánh “như cây lụa trắng”.

Thể hiện tấm lòng của người con gái, đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.

b

Nhân hóa “Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”.

Thể hiện sự thiếu vắng của nhân vật trữ tình vì mải miết đi tìm hình bóng người thương. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn.

c

Nhân hóa “Mưa xuân đã ngại bay”.

Thể hiện dấu hiệu ngày xuân đã sắp kết thúc. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn hơn.