Câu hỏi/bài tập:
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
b. Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1 (Hai câu đầu): Hào khí chiến thắng.
- Đoạn 2 (Hai câu cuối): Khát vọng hòa bình.
c. Thể loại
- Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
d. Ý nghĩa nhan đề
Advertisements (Quảng cáo)
"Tụng giá hoàn kinh sư” nghĩa là "Phò giá về kinh”. Tựa đề nêu lên một sự kiện lịch sử, nhưng sâu xa còn là nguyên cớ gợi cảm hứng cho nhà thơ. Bởi lẽ, sự kiện đưa vua trở về kinh đô đánh dấu chiến thắng của quân ta, khẳng định đất nước ta sạch bóng quân thù, quê hương dã trở lại những ngày thanh bình.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Bài thơ ra đời trong không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị.
b. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
Sơ đồ tư duy về bài thơ Phò giá về kinh: