CÔNG DỤNG CỦA DẤU GẠCH NGANG
Tìm hiểu chức năng của dấu gạch ngang
a) Đánh dấu bộ phận giải thích.
b) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c) Dùng liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng.
d) Nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép): cuộc hội kiến Va-ren và Phan Bội Châu
PHÂN BIỆT DẤU GẠCH NGANG VÀ DẤU GẠCH NỐI
Đọc kĩ phần Ghi nhớ thứ hai ở SGK trang 130.
1. Tác dụng của dấu gạch ngang
a) Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
b) Như (a)
c) Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.
d) Dùng để nối các bộ phận trong liên danh (Tàu Hà Nội - Vinh) đ) Như (d)
2. Tác dụng của dấu gạch nối:
Advertisements (Quảng cáo)
Dùng để nối các tiếng trong trên phiên âm tiếng nước ngoài thuộc hệ ngôn ngữ Ân - Âu (Béc-lin, An-dút, Lo-ren).
LUYỆN TẬP
1: Hãy nêu công dụng của dấu gạch ngang trong những câu (SGK, tr. 130, 131).
- Câu a, b dấu gạch dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
- Câu c, dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.
- Câu d, d dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận trong một liên danh.
2: Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch nối trong các VD dưới đây:
- Các con ơi, đây là lần cuôi cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức các trường vùng An-dát và Lo-ren...
Trong hai câu trên, dấu gạch nối dùng đế nối các bộ phận trong tên riêng nước ngoài.
3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:
a. Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.
b. Nói về cuộc gặp mặt của HS cả nước.
a. Sùng bà - mẹ chồng của Thị Kính - là một người tàn nhẫn cay độc, tiêu biểu cho vai “mụ ác” trong vở chèo.
b. Hằng năm, những gương mặt xuất sắc của học sinh trong cả nước lại tụ hội về quảng trường Ba Đình để báo công lên Bác Hồ kính yêu - người Cha già vĩ đại cúa dân tộc.