Advertisements (Quảng cáo)
Hãy nói lên những suy tưởng của mình về thân phận những con người sống chết với biển cả mà nhà thơ Victo Huygô đã gợi lên trong hai câu thơ:
Thân dưới nước, tên chìm trong ký ức
Dòng thời gian tô thêm đậm bóng đen.
(Đêm đại dương)
BÀI LÀM
Trong cuộc đời, có cái chết được người đời truyền tụng và lịch sử ghi nhớ mãi mãi. Nhưng biết bao cái chết vô danh, bi thảm bị vùi sâu vào dĩ vãng “không một tiếng vang...”. Xúc động trước những cái chết bi thảm, vô danh của những chàng thủy thủ vùi thân nơi đáy biển, Victo Huygô đã viết bài thơ Đêm đại dương. Bài thơ có hai câu gợi cho ta nhiều suy tưởng:
Thân dưới nước, tên chìm trong ký ức ,
Dòng thời gian tô thêm đậm bóng đen.
Hãy cứ thử tưởng tượng một con tàu (lang hùng dũng, hiên ngang giữa đại dương mẽnh mông, bỗng bão táp nổi lên bất thần nhấn chìm đi tất cả, mang theo bao số phặn con người vào đáy đại dương. Bi thảm và kinh hoàng biết bao nhiêu khi con người phải vật lộn với cái chết giữa biển đêm bao la dữ dội. Đêm đại dương, nguyên văn tên bài thơ là thế, “Đại dương’’, hai chữ ấy đã gợi lên sự mênh mông vô tận và bóng "Đêm” lại càng làm cho đại dương ấy trở nên vô tận và khủng khiếp hơn nhiều. Trên mặt đại dương mênh mông bóng đêm ấy, thân phận người thủy thủ cũng chỉ là bèo bọt. Họ trôi theo sóng nước, thân xác nát tan trong sóng nước hay chôn vùi trong bụng cá mập giữa biển khơi. “Thân trong nước, tên chìm trong ký ‘ức”. Câu thơ khái quát được tất cả sự bi thảm của số phận những con người chết trên biển cả. Thân xác không còn, tuổi tên cũng mất. Có thể xác lẫn tinh thần đều bị biển cả chôn vùi. Người ta chết đi vẫn khao khát “ mồ yên mả đẹp”, càng khao khát hơn là được lưu danh với hậu thế muôn đời. Ở đây, người thủy thủ lấy đại dương thăm thẳm, mênh mông làm mồ và tên tuổi thì vô tăm tích. "Dòng thời gian tô thêm đậm bóng đen”. Với họ, chỉ còn lại sự lạnh lẽo và bóng đêm. Thời gian càng làm tăng thêm sự lãng quên trong lòng người. Một “bóng đen” bao trùm lên tất cả ngày một đậm hơn. Bởi ban đầu họ còn được mẹ cha hi vọng “ngày lại ngày” ngóng trông trên bãi biển. Họ còn được những người vợ “bơphờ mỏi mắt” “kể về anh, khơi lớp tro tàn...”Nhưng rồi tất cả sẽ qua đi:
Và đến lúc khép rồi nấm mộ
Chẳng còn ai biết nữa tên anh
Không phải ngẫu nhiên mà trong bài thơ rất nhiều lần Victo Huygô nhắc tới mấy chữ như là một điệp khúc: Rồi chẳng ai còn nhở, chẳng ai nhớ dáng hình anh nữa, chẳng còn ai biết đến tên anh nữa, hát điệu buồn ai nhớ anh đâu... Bi kịch bị đời lãng quên là bi kịch đau đớn nhất với họ. Bởi họ ra đi không để lại một dấu vết gì: không nấm mộ, không nhà mồ, không một lời dặn dò trăng trối... Không hiểu nhà thơ Xuân Diệu thuở thiếu thời có chịu ảnh hưởng của tứ thơ này không khi ông viết bài thơ Người chết trẻ, bài thơ than thở cho số phận bao chàng thanh niên đẹp đẽ, yèu đời đã chết và cũng không để lại một dấu vết gì trên đời. Tất cả cuối cùng đều đi vào lãng quên, cha mẹ nhớ thương con mãi mãi nhưng cũng phải già và chết:
Nhớ các anh hoài chỉ mẹ cha
Song tro tàn lạnh không còn lửa
Rồi đèn mờ tắt. Thế là thôi
Không một người thương ở cõi đời!
Bi kịch bị lãng quên, cái kết cục là hư vô của những Người chết trẻ trong thơ thuở học trò của Xuân Diệu rất giống bi kịch và kết cục của những chàng thủy thủ trong bài thơ Đêm đại dương của Victo Huygô. Nhà thơ Tố Hữu có hai câu viết về thân phận những người nông dân ngày xưa sống trong bùn lầy, nước đọng, chết cũng trong bùn lầy, nước đọng, đọc lên nghe thật thê thảm:
Ôi những ngày xưa sống ngâm da, chết ngâm xương
Câu hát cũ tái tê lòng đất nước
Hai câu thơ của Victo Huygô viết về thân phận những người sống chết với biển cả, đọc lên nghe cũng thê thảm đến tê tái lòng.
Xuân Diệu không muốn “cuối cùng là hư vô”, không muốn mình rồi cũng chết trong quên lãng, ông đã làm thơ để hướng tới sự bất tử. Có lẽ ông đã đạt được điều đó. Những người thủy thủ trong Đêm đại dương của Victo Huygô không biết làm thơ. Họ đã ra đi trong bi kịch bị lãng quên. Nhưng thật may, họ lại được “sống dậy” dù là sống dậy trong đau thương nhờ thơ của Victo Huygô. Đêm dại dương đã làm họ trở nên bất tử.