1. Lựa chọn phương án trả lời chính xác cho những trường hợp dưới đây:
(1) Cả trời Nam sang nhất là đây
Trong câu thơ hàm ý phê phán đó, chữ đây được dùng để chỉ:
A. Kinh đô Thăng Long
B. Cung vua
C. Phủ chúa
D. Cả A, B và c
(2) Hình ảnh người phụ nữ đau khổ và mong mỏi hạnh phúc hiện lên trong các bài thơ:
A. Tự tình (bài I và bài II)
B. Thương vợ
C. Cả A và B đều đúng
D. Ý kiến khác
(3). Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc thể hiện tình cảm :
A. Thương tiếc cho cái chết của những người tốt, đáng lẽ phải được hưởng may mắn, được sống lâu dài.
B. Ca ngợi những nghĩa sĩ tìm được một cái chết vinh quang.
C. Xót xa cho đất nước lầm than và những người dân lành đau khổ.
D. Gồm tất cả các ý trên.
(4) Đạo trung quân (trung thành vói vua) không thể hiện rõ ràng trong tác phẩm:
A. Thượng kinh kí sự
B. Bài ca ngất ngưởng
C. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc
D. Thu điếu
(5) Tác phẩm (đoạn trích) nào đã dựng lên một cảnh tượng xưa nay chưa từng có :
A. Vào phủ chúa Trịnh
B. Bài ca ngất ngưởng
C. Chữ người tử tù
D. Hạnh phúc của một tang gia
(6) Bi kịch của nhân vật Chí Phèo là bi kịch của sự :
A. bần cùng hoá.
B. lưu manh hoá.
C. con người bị đẩy xuống hàng con vật lạ, con quỷ dữ.
D. không thể làm người lương thiện.
(7) Một bạn nói rằng, trong chương trình học kì I, lóp 11, bạn đã học 5 tác phẩm thuộc thể loại truyện, được sáng tác trong giai đoạn 1930 - 1945. Đó là :
A. Hai đứa trẻ
B. Chữ người tử tù
C. Số đỏ
D. Chí Phèo
E. Vũ Như Tô
Bạn ấy đã lầm ở chỗ nào ?
(8) Các tác phẩm nào đã được viết bằng ngôn ngữ văn xuôi hiện đại :
A. Chiếu cầu hiền và sống chết mặc bay
B. Sống chết mặc bay và Hai đứa trẻ
Advertisements (Quảng cáo)
C. Hai đứa trẻ và Chiếu cầu hiền
D. Chiếu cầu hiền, sống chết mặc bay và Hai đứa trẻ
(9) Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó, mặn mà với ai.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Hai câu thơ trên chứa đựng :
A. Một thành ngữ
B. Một điển cố
C. Một thành ngữ và một điển cố
D. Không có thành ngữ và điển cố nào
(10) Các ngươi ở cùng ta coi giữ bình quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.
Trong đoạn văn trích từ bài Hịch tướng sĩ trên đây, tác giả Trần Quốc Tuấn đã dùng:
A. Thao tác lập luận phân tích
B. Thao tác lập luận so sánh
C. Thao tác lập luận phân tích kết họp với thao tác lập luận so sánh
D. Không dùng cả thao tác lập luận phân tích lẫn thao tác lập luận so sánh
2. Đề 2 (phần tự luận), trang 210, SGK.
Chọn một trong hai đề:
(1) Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học.
(2) Nêu ý kiến của anh (chị) về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh (chị), đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn ?
a) Có thể lựa chọn một trong các cách sau:
- Đồng ý với những người cho rằng, Hai đứa trẻ là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ.
- Đồng ý với những người cho rằng, Hai đứa trẻ là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Không hoàn toàn tán thành hai cách hiểu trên và đưa ra một quan điểm khác. Ví dụ : Hai đứa trẻ đượm một chất thơ man mác, sinh ra từ một tình yêu quê hương “êm mát và sâu kín” (Nguyễn Tuân).
- Kết hợp các cách hiểu khác nhau. Ví dụ : Truyện ngắn Hai đứa trẻ thấm đượm chất thơ man mác, thấm thìa tình yêu đối với đất nước, quế hương và những con người bình dị mà nhân hậu. Tác giả muốn gửi vào truyện lòng cảm thông với cảnh sống nghèo nàn, buồn tẻ, đơn điệu cũng như với ước mong thầm kín hướng về dù chỉ trong phút chốc một thế giới khác, sáng sủa hơn thế giới hiện thực của những con người ấy.
b) Dù theo cách nào trong các cách nói trên, bài làm cũng cần phải:
-Thể hiện được các ý kiến riêng, chân thành và hợp lí, có cơ sở ở các sự việc, chi tiết, hình ảnh, lời văn... trong thiên truyện, không thoát li tác phẩm, không suy diễn vô căn cứ.
- Tổ chức, sắp xếp các ý kiến ấy một cách chặt chẽ, có sức thuyết phục. Kết hợp tốt các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
- Diễn đạt được các ý kiến ấy bằng những dòng vãn chính xác (về từ ngữ, chính tả và ngữ pháp), gợi cảm.
3. Viết một bài văn ngắn để bàn về một trong những vấn đề nóng hổi đang đặt ra cho thế hệ trẻ hôm nay (bảo vệ môi trường, sống để cống hiến hay hưởng thụ...)
Tham khảo và nhận xét (tán thành hay phản đối) bài viết dưới đây:
Giờ đây, hình ảnh viên chức áo đại cán mặt khô như ngói, một tay gảy máy chữ, một tay quấn sợi len quanh đôi đầu gối đã chính thức nhường chỗ cho những "công dân hai-tếch” mặc đồ hiệu, thuyết trình vói prô-giếch-tơ...
Ai đó có thể lo lắng về sự “hoà tan ” của bản sắc Việt Nam trong con thác hội nhập ào ạt, chứ những người thuộc về thế hệ chúng tôi thì lạc quan lắm về một cuộc sống”cống hiến hết mình, thụ hưởng tối đa”.
‘Này nhé, những cô giáo thế hệ 8X trẻ mãng sẵn sàng thức xuyên trưa kì cạch viết chữ mẫu lên trang giấy ô li của các “sinh viên đại học chữ to”; những công chức văn phòng “không xong việc không về...”; những ‘sếp nữ’ miệng thương thảo, tay kí hợp đồng, chân sải dài mà đầu vẫn ngẩng cao đầy kiêu hãnh... Tất cả đều có mẫu số chung: cống hiến và cống hiến!
Những đêm 30 Tết, cùng gia đình quây quần bên màn ảnh nhỏ, nhìn các nữ phóng viên báo hình mong manh áo dài, người run lên vì lạnh mà vẫn tươi cười tác nghiệp, lòng chợt nhoi nhói! Cũng như bất cứ ai, đằng sau họ là gia đình, là con cái, là trăm mối lo dồn dập khi năm hết tết đến... Lại là công hiến, không gì khác!
Còn nữa, những bà mẹ chưa một lần sinh nở mà ai cũng có tới hàng chục đứa con tại làng trẻ em Hoà Bình, Hữu Nghị, SOS... thoăn thoắt nào nuôi, nào dạy, nào san sẻ yêu thươỉig, nhận con cũng khóc mà tiễn con cũng khóc. Đó có thể là gì ngoài hai chữ cống hiến ? Đáng nói hon, đó là sự cống hiến vô điều kiện, là triết lí sống "cho yêu thương để tái sinh yêu thương” trong cuộc đời còn nhiều thiếu hụt này. Tự hỏi và tự trả lời. Họ sống hiện đại theo cách của riêng mình.
Và cũng theo cách của riêng mình, họ thưởng thức cuộc sống.
Cô giáo vỡ lòng cho con trai tôi cũng chính là người đã vô tình vỡ lòng cho tôi thói quen nhìn nhận con người và hiện tượng một cách đa diện. Luôn xuất hiện trước mắt phụ huynh với hình ảnh nhã nhặn, nền nã và sự tận tuy vô điều kiện với học trò, cô đã gây sốc cho tôi trong diện mạo sành điệu cùng bộ đầm ánh bạc, nắm tay bạn trai ríu rít bước vào một nhà hàng khá nổi tiếng. Một thoáng suy nghĩ ấu trĩ vụt qua, một thoáng nghi ngại vẩn thêm nỗi khó chịu vô cớ rồi cũng kịp nhường chỗ cho chân nhận thức. Đâu cứ ăn vận thật mốt là hời hợt, đâu cứ nhảy đầm là sống gấp ?
Suy ngược lại, hình ảnh của một cô giáo mẫu mực đã chiếm trọn vẹn niềm tin của cả con trẻ lẫn những người làm cha mẹ, mới thấy tiếng nhạc sôi động kia cũng có giá trị nhân văn riêng... Đó là cách sống hiện đại !
Cuối tuần, tại một phòng chăm sứa móng tay cao cấp, bà chủ của những sải chân doanh nhân kia thư thái thả hổn theo điệu nhạc du dương để được nhẩn nha tách từng mẩu da li ti khỏi 10 ngón tay xinh, rồi son, vẽ... Lại giật mình : ừ nhỉ, họ cũng là phụ nữ, cũng cần thiết, cũng được quyền làm đẹp và hưởng thụ các dịch vụ tiện ích lắm chứ ! Cũng nên có lắm chứ; tại sao không, những nữ doanh nhân sở hữu đôi bàn tay được chăm sóc cầu kì...
Vừa hôm qua thôi, tranh thủ giờ nghỉ trưa, tạt vào một shop thòi trang quen, tôi lại ngạc nhiên khi cô nhân viên bán hàng vừa cười tươi đón khách, vừa nhẹ nhàng gấp chiếc máy tính xách tay nhanh nhẹn trở về vị trí phục vụ. Tôi thân mật hỏi vui : "Em đang chát phải không ?” và quá bất ngờ khi cô gái trả lời tươi rói” "Em tranh thủ làm mới blốc cá nhân”. Tò mò, tôi đề nghị cô gửi cho mình một đường dẫn và lại tiếp tục bất ngờ khi được thưởng thức một giao diện hết sức chuyên nghiệp kèm theo những chia sẻ khá sâu sắc của một người trẻ trước các vấn đề khá “nóng” như báo động tai nạn giao thông, tiếng lóng khuynh đảo đời sống, nữ sinh nhiễm thói côn đồ từ phim ảnh bạo lực... Một lần nữa, tôi biết thêm một chân dung phụ nữ hiện đại.
(Theo báo điện tử Tintuconline, ngày 14 - 2 - 2007)