1. Trong các tình huống sau, tình huống nào cần phải làm hợp đồng giữa các bên ?
A - Trường em đề nghị với các cơ quan có thẩm quyền cho phép được sửa chữa, hiện đại hoá các phòng học
B - Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thoả thuận thống nhất với nhau về việc mua bán vật liệu
C - Thầy hiệu trưởng chuyển công tác, cần bàn giao công việc cho thầy hiệu trưởng mới
D - Xã em tiến hành bàn giao ngôi nhà tình nghĩa cho một mẹ liệt sĩ
Để chọn được các tình huống cần viết hợp đồng, em hãy ôn và nhớ lại lí thuyết. Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch, nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết. Từ hiểu biết trên, em hãy chọn tình huống cần viết hợp đồng.
2. Điền tên các mục của hợp đồng vào cột bên trái cho phù hợp với nội dung ở cột bên phải :
Tên mục |
Nôi dung |
Ghi họ, tên, chức vụ, chữ kí của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có). |
|
Ghi quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, địa chỉ, chức vụ của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng. |
|
Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất. |
Em đọc lại phần Ghi nhớ trang 138, SGK về các mục có trong bản hợp đồng. Trên cơ sở đó, em có thể điền vào các cột bên trái tên các mục tương ứng với nội dung ghi ở cột bên phải.
3. Trong bản hợp đồng lắp ráp thiết bị viễn thông cho thư viện của trường giữa đại diện Ban giám hiệu với đại diện Trung tâm Truyền dẫn của huyện có các điều khoản :
Điều 1: Nội dung công việc và chất lượng sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật
Điều 2 : Đơn giá và hình thức thanh toán
Điều 3 : Trách nhiệm và quyền lợi của nhà trường
Điều 4 : Điều khoản chung
Hãy nhận xét và sửa chữa (nếu thấy cần thiết).
Các điều khoản ghi trong hợp đồng là cần thiết. Tuy nhiên, khi nói đến trách nhiệm và nghĩa vụ mới chỉ có bên A (nhà trường) mà còn thiếu trách nhiệm và nghĩa vụ của bên B (Trung tâm Truyền dẫn của huyện).
4. Bài tập 1, phần II - Luyện tập, trang 157 - 158, SGK.
Chọn cách diễn đạt nào trong hai cách sau ? Tại sao ?
a) - Hợp đồng có giá trị từ ngày ... đến ngày ... tháng ... năm ... đến hết ngày ... tháng ... năm ... (1)
- Hợp đồng có giá trị một năm (2)
b) - Bên B phải thanh toán cho bên A bằng ngoại tệ (1)
- Bên B phải thanh toán cho bên A bằng đô la Mĩ (2)
c) - Bên A có thể sẽ không nhận nếu bên B đưa loại hàng không đúng phẩm chất, không đúng quy cách như đã thoả thuận (1)
- Bên A sẽ không nhận nếu bên B đưa loại hàng không đúng phẩm chất, không đúng quy cách như đã thoả thuận (2)
d) - Bên A có trách nhiệm bảo đảm số lượng, chất lượng, chủng loại hàng. (1)
- Bên A có trách nhiệm bảo đảm số lượng, chất lượng, chủng loại hàng như đã thoả thuận với bên B. (2)
Bài tập này nhằm rèn cho em ý thức về cách diễn đạt trong văn bản hợp đồng : ngắn gọn, chính xác và cụ thể. Theo tinh thần này, em đối chiếu hai cách diễn đạt xem cách diễn đạt nào bảo đảm tính chính xác, cụ thể và ngắn gọn hơn.
a) cách (1)
b) cách (2)
c) cách (2)
d) cách (2)
5. Bài tập 2, phần II - Luyện tập, trang 158, SGK.
Lập hợp đồng cho thuê xe đạp dựa trên những thông tin sau đây :
Người có xe cho thuê : Nguyễn Văn A, tại số nhà X, phố...phường... thành phố Huế.
Người cần thuê xe : Lê Văn C, ở tại khách sạn Y, mang giấy chứng minh nhân dân số ... do Công an thành phố ...cấp ngày...tháng...năm...
Đối tượng : Chiếc xe đạp mi-ni Nhật, màu tím, trị giá 1 000 000 đ.
Thời gian thuê : 3 ngày đêm.
Giá cả : 10 000 đ/ngày đêm.
Nếu mất hoặc bị hư hại thì người thuê phải bồi thường.
Em hãy căn cứ vào các dữ liệu cho trong đề bài để xây dựng nội dung bản hợp đồng rồi dựa theo mẫu để viết. Khi viết, nhớ diễn đạt thật ngắn gọn, chính xác. Sau đây là một phương án để em tham khảo :
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Advertisements (Quảng cáo)
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE ĐẠP
Hôm nay, ngày .... tháng .... năm....
Tại địa điểm ............................................................................................
Bên chủ sở hữu
Ông (bà) : ..............................
Địa chỉ thường trú .................................................. *................................
Bên thuê
Ông (bà) ................................
Địa chỉ thường,trú : .............................
Chứng minh nhân dân số ......................... cấp ngày................... tại................
Hai bên thoả thuận lập hợp đồng cho thuê xe đạp với nội dung cụ thể sau đây :
Điều 1 :
Ông (bà).................................. cho ông (bà)................................. thuê một chiếc xe đạp mi-ni Nhật, màu tím, trị giá 1 000 000đ (một triệu đồng).
Thời gian cho thuê : 3 ngày (từ ngày ... tháng ... năm... đến 21h ngày...
Tháng … năm ...).
Giá thuê : 10 000 đ (mười nghìn đồng)/1 ngày đêm.
Điều 2 :
Ông (bà) ..................................... có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản xe đạp cẩn thận, nếu xe bị mất hoặc hư hỏng thì người thuê xe phải bồi thường thiệt hại, nếu trả chậm thì phải chịu tiền thuê gấp đôi.
Hợp đồng này làm thành hai bản, có giá trị như nhau, bên chủ sở hữu giữ một bản, bên thuê giữ một bản.
Bên thuê Bên chủ sở hữu
(Họ tên và chữ kí) (Họ tên và chữ kí)
6. Gia đình em định cải tạo nâng cấp hệ thống điện sinh hoạt. Em hãy giúp bố mẹ soạn thảo hợp đồng với các chú thợ điện.
Trước khi soạn thảo hợp đồng, em phải suy nghĩ và chuẩn bị trước nội dung của bản hợp đồng về một số phương diện sau đây :
- Nội dung công việc;
- Các loại vật liệu, nhãn mác, kích cỡ, số lượng và giá cả ;
- Yêu cầu kỹ thuật;
- Giá tiền công, thời gian tiến hành và hoàn thành công việc ;
- Thời gian bảo hành;
- Cách thức thanh toán.
Tiếp theo, căn cứ vào mẫu hợp đồng đã học, em tiến hành soạn thảo hợp đồng. Cần lưu ý diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.