1. Bài tập 2, trang 32, SGK.
Trong buổi hội thảo về kinh nghiệm học môn Ngữ văn của lớp có hai quan niệm:
a) Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.
b) Không cần đọc nhiều sách, không cần học học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ Văn.
Anh (chị) hãy bác bỏ một trong hai quan niệm đó, rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học Ngữ văn tốt nhất.
Khi tiến hành thao tác lập luận bác bỏ, cần chú ý:
- Không nên "phủ định sạch trơn”. Đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn cũng như rèn luyện đề có một cách tư duy. cách nói, cách viết tốt đều là những yếu tố rất quan trọng có thể học giỏỉ môn Ngữ văn. Đó đều là các điếu kiện cần.
- Tuy nhiên, vần có cơ sở đế có thể bác bỏ cả hai cách hiểu trên. Bởi các cách hiểu ấy tuy không phải hoàn toàn sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Mỗi cách hiểu đều nêu được những điều kiện cần, nhưng lại chưa phải là những điều kiện đủ.
Bởi học môn Ngữ văn là công việc không đơn giản. Ngữ vần là khoa học về tiếng nói, trước hết là tiếng nói của dân tộc (ngữ), và là khoa học về con người trong đời sống (văn). Muốn học giỏi môn Ngữ văn, người học trước hết phải biết yêu tiếng mẹ đẻ, biết yêu con người và đời sống, khao khát tìm hiểu đời sống, con người và chính bản thân mình để có thể sống tốt đẹp hơn và giãi bày tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chân thực hơn. Từ đó, người học mới có động cơ đúng đắn và nghị lực để đọc sách, học thuộc nhiều thơ văn, và để rèn luyện cách suy nghĩ đúng đắn, chặt chẽ, cách nói, cách viết chính xác, hấp dẫn.
2. Đọc những câu thơ sau nồỉ trả lời câu hỏi :
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân cồn non, nghĩa ¡à xuân si già,
Mà xuân hết, nghĩa là tòi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhung lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhản gian.
Nôi iàm chi ràng xuân văn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chảng hai lần thắm lọi !
Còn trời đát, nhưng chẳng còn tôi mãi.
(Xuân Diệu, Vội vàng)
Advertisements (Quảng cáo)
Câu hỏi :
a) Có thể coi những câu thơ trẽn là một lập luận bác bỏ được diễn đạt dưới hình thức thi ca không ? Vì sao ?
b) Nếu có, thì hãy xác định rõ:
- Nhà tha muốn bác bỏ những điều gì ?
- Nhà thơ dựa vào lẽ gì và vào sự thật nào để bác bỏ ?
- Trình tự lập luận bác bỏ trong những câu thơ trên có gì đặc sắc ?
b) Trong những câu thơ được trích dẫn trong bài tập, Xuân Diệu đã táo bạo đảo ngược lại nhiều quan niệm đã thành cố hữu (như : con người quá nhỏ bé so với trời đất vô cùng ; mùa xuân cứ tuần hoàn mãi trong vòng quay bất tận của thời gian...).
Nhà thơ đã đo lại kích thước của cuộc đời bằng tâm hồn của một “cái tôi” cá nhân khao khát sống. “Cái tôi” ấy muốn được sống vô hạn, dài lâu giữa “thiên đường trên mặt đất” này, nhưng trời lại chỉ cho mỗi con người một cuộc đời hĩru hạn và ngắn ngủi, cho nên “lòng tôi rộng”, còn “lượng trời” lại chật. Mùa xuân của thiên nhiên tuần hoàn, nhưng mùa xuân của đời “tôi” đâu có tuần hoàn, vậy thì cái điều “xuân đi, xuân lại lại”, “xuân vẫn tuần hoàn” kia có nghĩa lí gì mà cứ đem ra để nói với “tôi” ? Và khi “tôi” đã không còn mãi thì việc đất trời còn mãi, vô thuỷ vô chung, vói “tôi” còn có ý nghĩa gì đâu!
Thông thường, các lập luận bác bỏ hay bắt đầu từ chỗ nêu ra luận điểm cần phản đối, sau đó mới đem các lí lẽ và dẫn chứng để phản đối. Trong những câu thơ này, Xuân Diệu tiến hành lập luận theo một trình tự có phần ngược lại. Đầu tiên, nhà thơ tuyên ngôn về một lẽ sống ; theo đó, sự sống chỉ tồn tại, chỉ đồng nghĩa với tuổi trẻ, với mùa xuân ; cho nên “xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”. Từ đó, nhà thơ mới nêu những định đề mà mình cần bác bỏ như những hệ quả tất yếu rút ra từ lẽ sống đã nêu trên.
3. Viết một đoạn (một bài) văn ngăn để bàn về một vấn đề thường gặp trong học tập hay trong đời sống, trong đó có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
Tham khảo đoạn trích sau đây:
Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”.
Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết.
Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là “sành điệu”.
Tiếng lai dạng này cũng xuất hiện trên nhiều mặt báo, bất chấp thực tế là nhiệm vụ góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của báo chí là điều đã được đưa vào bộ luật. Không ít báo vẫn thường viết “show” diễn, đi “shopping”, “hacker” máy tính, đài truyền hình cáp thông báo kênh này đang "test”... Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng sính dùng tiếng Anh để đặt tên, nếu có chua thêm tiếng Việt thì cũng đặt ở vị trí phụ ; như Công ty điện gia dụng Robot, Công ty đồ nội thất Home Center, Công ty dịch vụ hành khách đường sắt Five Stars Express, Khu du lịch Vinpearl land...
Có ý kiến cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích, vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Một ý kiến thoạt nghe tưởng chừng rât có lí. Thế nhưng người học ngoại ngữ phải chăng có quyền coi thường tiếng mẹ đẻ, phải chăng không cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam ? Nói tiếng lai tỏ ra ta biết ngoại ngữ nhưng biết đâu lại chẳng bộc lộ là mình kém tiếng Việt ? Nói tiếng lai có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng chưa hẳn đã có lợi cho việc học ngoại ngữ. Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa chắc đã phải là nắm chắc tiếng nước ngoài. Đâu phải ngẫu nhiên mà những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dịch được sang tiếng Việt.
Muốn thực hành ngoại ngữ thì nên nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học, ở nước ta, điều này có thế áp dụng ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc trong những dịp được tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi đã nói và viết tiếng Việt thì nên tránh dùng tiếng lai, trừ trường họp bất đắc dĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng” và vẫn cho rằng, thà “dốt đặc còn hon hay chữ lỏng’.
(Theo Trần Đức Nguyên - Trần Việt Phương, Câu chuyện tiếng lai, báo điện tử Vietnamnet, ngày 3 - 3 - 2007)
Sachbatap.com