Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 (sách cũ) Luyện tập thao tác lập luận phân tích Văn 11 tập 1:...

Luyện tập thao tác lập luận phân tích Văn 11 tập 1: Câu 1, 2, 3 trang 37 SBT Văn 11...

Giải câu 1, 2, 3 trang 37 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Viết một đoạn (một bài) văn nghị luận thoả mãn được các yêu cầu dưới đây. Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích

1. Tìm ít nhất một ví dụ để chứng tỏ rằng, trong bài Chí thành (xem bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, bài tập 2, trang 21 trong sách này), Nguyễn Bá Học đã sử dụng thao tác lập luận phân tích, chính vì thế mà bài văn của ông càng thêm rõ ràng, chặt chẽ.

Chẳng hạn, trong luận điểm đầu tiên của thân bài, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận phân tích để phân biệt rõ người chí thành với người không chí thành.

Trong luận điểm nói về người có lòng chí thành, tác giả lại dùng thao tác phân tích để cho thấy chí thành có thể làm cho con người trở nên tốt đẹp như thế nào trong tư cách của một người con đối với cha mẹ, một bề tôi đối với đất nước, một người anh đối với em, một người vợ đối với chồng, một người bạn đối với bằng hữu, một con người đối với đồng loại của mình. Qua đó, lời khuyên của tác giả đối với học trò càng thêm thấm thía. Người đọc không thể không thấy rõ rằng, dù là ai, người thường hay thánh hiền, Tiên, Phật, cũng cần phải chí thành, và dù trong cương vị, trong tư cách nào cũng có thể đạt tới sự chí thành.

2. Viết một đoạn (một bài) văn nghị luận thoả mãn được các yêu cầu dưới đây:

a) Bàn về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

b) Người viết có sử dụng thao tác lập luận phân tích.

Tham khảo bài viết ngắn dưới đây:

Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

1. Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyên vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời.

2. [...] Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, chiếm nước Tàu và nửa châu Âu, thê mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan. Bình dân như ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập.

Người già như ông Lí Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh Đông dẹp Bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân.

Thiếu niên như Đổng Thiên Vương chưa đến 10 tuổi mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi. Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh phá giặc Nguyên.

Phụ nữ thì có Bà Trưng, Bà Triệu ra tay khôi phục giang san.

Những vị anh hừng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa. Nhờ những vị anh hùng dân tộc ấy mà nước ta được tự do, độc lập, lừng lẫy ở Á Đông. (...)

3. Sử ta dạy cho ta bài học này:

Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.

Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.

Vậy nay ta phải đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập, tự do.

 (Hồ Chí Minh, Nên học sử ta, báo Việt Nam độc lập, ngày 1- 2 - 1942, dẫn từ Thơ văn Hồ Chí Minh (tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường), NXB Giáo dục, 1999)

3. Sử dụng thao tác lập luận phân tích để làm rõ vẻ đẹp của một từ ngữ, một hình ảnh, hoặc một vài câu thơ mà anh (chị) yêu thích.

Advertisements (Quảng cáo)

Tham khảo các đoạn trích sau đây:

a) Chỉ với hai câu đề, hình ảnh của bà Tú đã hiện lên như chân dưng một cuộc đời, một duyên phận:

Quanh năm buôn bán ớ mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Chẳng biết tài hoa tạo nên chữ nghĩa hay tình thương đã tự tìm ra tiếng nói của nó, mà chữ nào ở đây cũng sắc nét, củng đượm tình. Bà Tú đang nổi lên hay đang chìm đi trong cái nhộn nhạo nhốn nháo của chợ đời ? Bà hiện ra trong vòng công việc hay công việc đã cột chặt lấy bà trong cái vòng triền miên mà mòn mỏi của nó ? Hai chữ “quanh năm” không chỉ là độ dài của thòi lượng mà gợi ra cái vòng không kì hạn của thời gian. Hai chữ "mom sông” vẽ ra một không gian ngỡ như tương phản, nào ngờ lại tương hợp với thời gian. Tương phản vì nó là một thẻo đất hẹp nhô hắn ra lòng sông. Lại tương hợp vì nó gợi ra cái thế tồn tại chông chênh của bà Tú. Cả thời gian lẫn không gian đều như hùa với nhau làm nặng nề thêm cái gánh nặng nhọc nhằn đè lên vai người vợ ấy. Câu thứ hai vừa phơi bày ra cái gánh nặng kia vừa như giải thích cái lí do khiến người vợ hiền thảo phải hằng ngày "xuất gia’’ chường mặt ra với đời. Và đó là một gánh éo le : “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Xuân Diệu đã thật tinh tế khi phát hiện ra những đắng xót trong cái cách đếm chồng. Con thì có thể đếm, còn chồng chỉ có một, sao lại đếm. Khi hạ chữ "một” trước chữ "chồng” ông Tú đã [...] cay đắng nhận ra mình cũng chỉ là một thứ con trong cái gánh nặng của vợ. Và cũng có một nỗi cay cực không kém chất chứa trong hai từ "nuôi đủ”. Người chồng nói chữ "đủ” mà đắng lòng xót dạ. Không chi đủ về quân số (năm với một), đủ về thành phần (cả con lẫn chồng), mà còn đủ cả mọi nhẽ mọi bề (nhu cầu đòi hỏi), đủ mùi đủ vẻ (khi hơn thua, lúc thành bại). Cái gánh nhọc nhằn đè trên vai bà Tú là thế “đầu này là năm đứa con, đầu kia là ông chồng”. Chữ "chồng” dằn xuống cuối câu bằng tất cả nỗi hố thẹn của người chồng xem chừng đã làm đầu gánh như chúi hắn xuống vậy.

Mới chỉ là câu đề thôi mà thi đề “Thương vợ” ngỡ đã đủ đầy. Hình tuy mới phác mà nét đã sắc, tình tuy mới bộc bạch mà đã ngập tràn. Nó thật xứng đáng là cặp câu hay nhất của bài thơ.

(Chu Văn Sơn, về bài "Thương vợ”, Tuyển rập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, NXB Giáo dục, 2003, tr.l 15 - 116)

b) Lấy nơi sinh sống đặt tên cho lãnh địa dân tộc mình là lẽ thường tình. Nhiều nước có tên gọi gắn với "đất” (land). Tô Cách Lan (Scotland) là đất của những người nói tiếng Gaelic”, Phần Lan (Finland) là “đất của những người nói tiếng Finnic”, Hà Lan (Holland) là “vùng đất cây cối rậm rạp” và cũng là ‘‘những vùng đất thấp” (Netherlands), Ba Lan (Poland) là “đất của dân tộc Poles”. Nhưng người Việt dùng từ “nước” để chỉ lãnh thổ dân tộc: nước Việt Nam.

Trong tiếng Việt, từ làng nước để chỉ những người cùng làng. Thú vị là từ làng cũng gắn với “những dải nước lớn”, vì ngỉiòi Việt cô “quần cư quanh những dái nước lớn (cũng như đồng bào miền núi thường quần cư bên bờ suối, bờ sông) mà ngày xưa gọi là lang và sau này khi tiếng Việt đã có thanh điệu, cơ sở quần cư ấy được gọi là làng” (Nguyễn Kim Thản).

Nơi ở của người Việt gắn chặt với nguồn nước nên tổ tiên ta đã dùng từ nước (water) đặt tên cho đơn vị hành chính lớn nhất của mình, nước là quốc gia (state). Đồng thời, theo quy luật lấy con người làm trung tâm và lấy những sự vật gần gũi nhất quanh ta để đặt tên nhiều hiện tượng khác, từ nước được người Việt dùng theo nghĩa bóng rất nhiều, những cách dùng từ ngữ hiếm thấy ở những dân tộc khác.

Bắt đầu một ngày, mặt Ười nhô lên khỏi biến được người Việt gọi là "mặt trời mọc” giống như cây mọc từ đất, hoa sen, hoa súng mọc từ nước, trong khi các dân tộc Anh, Nga, Pháp nói là “mặt trời đi lên” (to rise, podnimatsja, se lever). Chuyển từ ngày sang đêm, mặt trời buông xuống rồi biến mất, giống như khi ta lặn xuống nước không ai thấy nữa. Vậy là người Việt nói "mặt trời lặn”.

Trong tiếng Việt, từ nước có tính độc lập cao, nó kết hợp được với tính từ, động từ, danh từ theo những trật tự khác nhau, để mang những ý nghĩa thật là thú vị. Hàng nước đâu chỉ có bán nước, còn bán cả kẹo bột, kẹo vừng, mấy gói thuốc lào, dăm bao thuốc lá. Người uống nước có thể mua thêm cút rượu nhắm suông kẹo lạc, kẹo vừng... Từ nước đã thay cho nhiều mặt hàng ăn uống lặt vặt.

Nước thì có bề mặt phản chiếu, nên có thể dùng từ nước để chí những gì trên bề mặt có màu sắc: nước da trắng hồng, nước bóng, nước mạ, nước kền, nước son, màu chiếc xe đã xuống nước không còn như lúc mới.

Những con nước lên xuống, rồi một sông nước chảy đôi dòng, dẫn tói những tình huống mà con người phải xử trí hằng ngày, hoặc nói năng ngang bằng sổ thẳng hoặc theo nước đôi muốn hiểu thế nào thì hiểu.

Tinh huống trong cuộc đòi giống như tình thế trong cuộc cờ. Vậy nên nước còn dùng để nói về nước cờ, thế cờ, “Cờ đang dở cuộc không còn nước” (Nguyễn Khuyến). Nhiều lúc dù có xoay xở hết nước vẫn không thoát khỏi nước bí trong cuộc cờ, củng như trong cuộc đời, nếu như không có những lời mách nước. Kẻ được nước, ớ vị thế cao thì lấn nước, người kia mất nước, ở vị thế thấp đành chịu nước lép. Thậm chí nếu hết đường binh thì chí còn nước chịu thua. Nước đời là vậy.

Dòng nước chảy gợi nên sự chuyển động khiến ta liên tướng tới cách thức đi đimg, hành xử tìm ra đường đi nước bước trong công việc. Ngựa chạy được ví

như nước chảy, có lúc đi nước kiệu, lúc lại phi nước đại. về gần đích, vận động viên chạy nước rút. Cuối năm, nhà máy, xí nghiệp cũng mở cuộc đua nước rút hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch.

Mời các bạn suy ngẫm về những từ "nước” dưới đây : nước chấm, nước dùng, nước lèo, nước cốt, nước hàng, nước màu, nước hoa, nước trái cây, sắc tới nước thuốc thứ hai, thêm thứ này vô sẽ mất nước, nước độc, bị sốt rét ngã nước, buôn bán nước bọt...

Ấy là chúng ta chưa nói về nghĩa bóng của từ nước trong thành ngữ, tục ngữ Việt.

(Theo Nguyễn Đức Dân, Nước - một từ đặc Việt, báo Tuổi trẻ, 28 - 12 - 2009)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Văn 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)