1. Bài tập 3, trang 104, SGK.
Qua bài tiểu luận, anh (chị) hiểu gì thêm về tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời.
- Bản thân tâm trạng đau buồn của các nhà thơ mới, của lớp thanh niên bấy giờ cũng chứng tỏ họ bất mãn với thời cuộc, với thực trạng dân tộc đang bị nô lệ. “Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta”. Họ đều có cái “buồn”, “xôn xao” của thời đại trong lòng.
- Bi kịch ở các nhà thơ mới ít nhiều cũng bộc lộ lòng yêu nước của họ. Họ đi tìm một con đường tự giải thoát như lên tiên, trốn vào ái tình, vào điên loạn mê say... nhưng đều tuyệt vọng.
- Đến với tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ là một cách để họ tỏ bày lòng yêu nước của mình. Họ tìm thấy trong tuyệt vọng chút niềm hi vọng. Họ tự an ủi tiếng Việt còn thì dân tộc còn; các thể thơ dù có biến thiên vẫn bất diệt thì dân tộc mãi mãi vẫn còn; “Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”, họ “tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”...
2. Anh (chị) hiểu như thế nào ý của Hoài Thanh khi nhận định vè thơ mới là “nó đáng thương... nó tội nghiệp quá...” ?
Lí do theo Hoài Thanh là:
- Thơ mới không còn được cái cốt cách hiên ngang ngày trước: không còn cái khí phách ngang tàng của Lí Bạch, lòng tự trọng để khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ. Thơ chất chứa nỗi “buồn”, “xôn xao”, “cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước”, thiếu “một lòng tin đầy đủ”. Âm điệu thơ có khi “rên rỉ”, "thảm hại”..
- Thơ mới nói lên cái bi kịch của lớp thanh niên không có lối thoát (Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh... Trốn lên tiên thì động tiên đã khép, hay phiêu lưu trong trường tình thì tình yêu không bền, điên cuồng rồi lại tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ...). Đó là cái bi kịch của lóp người ít nhiều có tâm huyết với dân tộc nhưng không đủ khí phách vùng dậy giành độc lập tự do, đành phải nấp mình “dưới những lớp phù hiệu dễ dãi”.
3. Có ý kiến cho rằng “với thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thòi đại mới”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
Advertisements (Quảng cáo)
Trả lời:
Đây là một nhận định về vai trò, vị trí quan trọng của thơ mới trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
- Khẳng định “với thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”, chúng ta không quên rằng trước đó đã có những tín hiệu, những thành tựu mở đầu với thơ của Tản Đà (Tản Đà được coi là gạch nối hai thời đại) hay Tinh già của Phan Khôi...
- Về nhận định cho rằng “với thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”, nên chú ý mấy ý chính sau đây :
+ Xét về tiến trình lịch sử văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ mới đi vào quỹ đạo mới, từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.
+ Về nội dung, cảm hứng thơ mới có những đổi mới quan trọng như Hoài Thanh nói “ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi [...] nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này : quan niệm cá nhân”, “Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận hờn nhất nhất như ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỉ hai mươi, những mối tình của ta không khỏi có cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại”, “Tình chúng ta đã đổi mói, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm u uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn”...
(Thi nhân Việt Nam, Nguyễn Đức Phiên xuất bản, Hà Nội, 1943)
+ Về phương thức biểu hiện, đã có nhiều đổi mói về loại thể, về thi pháp, về nghệ thuật ngôn từ, sự cách tân về số câu, số chữ, về hình ảnh, về cách gieo vần, cách ngắt câu...
+ Thơ mới đã có được một đội ngũ nhà thơ tài năng khẳng định sự thắng thế của nó đối với thơ cũ. Các tên tuổi tiêu biểu : Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên...
+ Thơ mới đã có được một lớp công chúng mới khẳng định sự thành công của nó trong đời sống văn học và xã hội.