Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 (sách cũ) Nghĩa của câu – SBT Văn 11 tập 2: Giải câu 1,...

Nghĩa của câu - SBT Văn 11 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 6...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 6 SBT Ngữ văn 11 tập 2. Hãy phân tích sự việc trong từng câu thơ ở bài thơ sau. Soạn bài Nghĩa của câu SBT Ngữ văn 11 tập 2

1. Bài tập 1, trang 9, SGK.

Hãy phân tích sự việc tỏng từng câu thơ ở bài thơ sau:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đua vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tạm gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu)

 Các câu thơ trong Câu cá mùa thu lần,lượt thể hiện các nghĩa sự việc như sau :

- Câu 1 biểu hiện hai sự việc : trạng thái ao thu lạnh lẽo và đặc điểm nước trong veo.

- Câu 2 biểu hiện một sự việc - đặc điểm : Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

- Câu 3 biểu hiện một sự việc - quá trình : Sóng biếc theo làn hoi gợn tí.

- Câu 4 biểu hiện một sự việc - quá trình : Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

- Câu 5 biểu hiện hai sự việc : trạng thái tầng mây lơ limgvầ đặc điểm trời xanh ngắt.

- Câu 6 biểu hiện hai sự việc : đặc điểm ngõ trúc quanh co và trạng thái khách vắng teo.

- Câu 7 biểu hiện hai sự việc : tư thế tựa gối buông cần và trạng thái lâu chẳng được.

- Câu 8 biểu hiện một sự việc - hành động : Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Nghĩa tình thái của tất cả các câu là : thái độ trung hoà, khách quan của người viết đối với các sự việc được miêu tả. Nhưng xét kĩ thì vẫn thấy có sắc thái cảm mến, hài lòng với phong cảnh mùa thu yên ả, trong trẻo, khoáng đạt, dễ chịu (điều đó bộc lộ ngay ở những từ ngữ thể hiện nghĩa sự việc (trong veo, sóng biếc, hơi gọn, lá vàng, khẽ đưa vèo, lơ lửng, xanh ngắt...)).

2. So sánh ba câu văn sau và cho biết nghĩa sự việc và nghĩa tình thái ở mỗi câu :

a) Năm nay tôi 19 tuổi.

b) Năm nay tôi mới 19 tuổi.

c) Năm nay tôi đã 19 tuổi.

Sự việc mà cả ba câu đều đề cập đến là “Năm nay tôi 19 tuổi”.

- Câu a thể hiện thái độ trung hoà, khách quan đối với sự việc.

-  Câu b thế hiện sự đánh giá 19 tuổi là còn ít, còn trẻ (từ mới).

Advertisements (Quảng cáo)

- Câu c thể hiện sự đánh giá 19 tuổi là nhiều, là đã trưởng thành, đã là người lớn {từ đã).

3. Câu văn sau đây thể hiện thái độ, sự đánh giá như thế nào của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu ?

Quả nhiên họ nôi có sai đâu!

(Nam Cao, Chí Phèo)

A - Bác bỏ ý kiến của người khác cho rằng họ nói sai

B - Khẳng định sự việc họ nói không sai

C - Nhấn mạnh sự việc họ nói không sai

D - Qua thực tế, khẳng định sự việc họ nói không sai và bác bỏ ý kiến cho rằng họ nói sai

Phương án D là đúng nhất. Nghĩa sự việc của câu là : họ nói không sai. Câu nói vừa thể hiện thái độ khẳng định của người nói đối với việc họ nói không sai, vừa bác bỏ ý kiến cho rằng họ nói sai. Sự khảng định của người nói đã được kiểm nghiệm qua thực tế. Những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái là : quả nhiên, có sai đâu.

4. Trong hai câu thơ mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du :

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Bhững từ ngữ nào chủ yếu để nói về sự việc, hiện tượng, còn những từ ngữ nào chủ yếu để biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người kể chuyện đối với sự việc, hiện tượng đó ?

Hai câu thơ mở đầu Truyện Kiều biểu hiện sự việc : Trong vòng một đời người (trăm năm), tài và mệnh thường xung khắc với nhau, đố kị, bài xích nhau (người có tài thì thường xấu mệnh).

Nghĩa tình thái là : thái độ mỉa mai, chua xót của tác giả đối với hiện tượng tài mệnh xung khắc. Nghĩa tình thái thể hiện ở cụm từ khéo là (khen mỉa).

5. Phân tích thái độ của bá Kiến (người nói) đối với Chí Phèo (người nghe) thể hiện trong lời nói sau đây :

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:

- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chi một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Lời nói của bá Kiến đối với Chí Phèo thể hiện rõ thái độ của bá Kiến. Trước việc Chí Phèo rạch mặt ăn vạ, và lí Cường, con trai bá Kiến, không biết cách xử sự để “lửa cháy đổ thêm dầu”, bá Kiến đã rất khôn ngoan, tìm cách xoa dịu Chí Phèo :

- Dùng từ xưng hô thân mật và đề cao Chí Phèo : tôi, anh, ta.

- Đề cao Chí Phèo, coi Chí cũng là người lớn như mình, và cho Chí Phèo là có họ vói nhà mình.

- Tỏ vẻ dễ dãi, rộng lượng : nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong ; chỉ một câu chuyện với nhau là đủ.

6. Xác định nghĩa sự việc, nghĩa tình thái và các từ ngữ biểu hiện hai thành phần nghĩa đó trong câu sau :

Nào ngờ, một buối tối, Lí Kiến đang ngồi soạn giấy má, thì Năm Thọ vác dao xông vào.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Trong câu văn, có hai sự việc xảy ra đồng thời trong “một buổi tối” : “lí Kiến đang ngồi soạn giấy má” và “Năm Thọ vác dao xông vào”. Hai sự việc đó tạo nên nghĩa sự việc của câu. Còn cụm từ “nào ngờ” thể hiện nghĩa tình thái : đánh giá sự việc xảy ra bất ngờ, ngoài dự đoán của người kể chuyện và (hoặc) của người trong cuộc (lí Kiến).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Văn 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)