Trang chủ Lớp 9 SBT Ngữ Văn lớp 9 Sang thu SBT Văn 9 tập 2 trang 43 – Phân tích...

Sang thu SBT Văn 9 tập 2 trang 43 – Phân tích cảm nhận của Hữu Thỉnh...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 43 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Phân tích cảm nhận của Hữu Thỉnh về không gian lúc chuyển mùa từ hạ sang thu ở khổ đầu bài thơ.. Soạn bài Sang thu SBT Ngữ Văn 9 tập 2 – Soạn bài Sang thu

Advertisements (Quảng cáo)

1. Phân tích cảm nhận của Hữu Thỉnh về không gian lúc chuyển mùa từ hạ sang thu ở khổ đầu bài thơ.

   Có thể trả lời các câu hỏi sau để phân tích cảm nhận của nhà thơ :

   – Không gian lúc chuyển mùa từ hạ sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu, qua các yếu tố nào ? (Hương ổi thoảng len trong gió se, sương nơi đầu ngõ)

   – Từ ngữ miêu tả trạng thái của thiên nhiên, thể hiện cảm giác, tâm trạng ở khổ thơ này có gì đặc sắc (phả, chùng chình, bồng, hình như) ?

2. Nhận xét trạng thái vận động của sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây khi tiết trời sang thu được thể hiện trong bài thơ.

   Phân tích từ ngữ diễn tả trạng thái vận động của từng hình ảnh sương, dòng sông, cánh chim, đám mây. Những hình ảnh ấy có gợi đúng tiết trời, thiên nhiên lúc sang thu không và chúng đồng thời cho ta hiểu gì về nhà thơ ? Từ đây, cần chỉ ra tâm trạng bâng khuâng và những rung cảm tinh tế của Hữu Thỉnh.

3. Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu”.

   Đây là hình ảnh thường được nhiều người nhắc đến, tâm đắc khi phân tích bài Sang thu. Nó có giá trị tả thực mà cũng đầy sức gợi về thời điểm giao mùa. Nó vừa cụ thể lại vừa thấm đẫm cảm giác. Hình ảnh này có tính tạo hình trong không gian nhưng lại mang ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian.

4. Kết thúc bài thơ Chiều sông Thương, Hữu Thỉnh viết :

   Nắng thu đang trải đầy

  Đã trăng non múi bưởi

Bên cầu con nghé đợi

   Cả chiều thu sang sông.

   Phân tích, so sánh hình ảnh, cảm xúc ở khổ thơ này với bài thơ Sang thu.

   Bài thơ Chiều sông Thương diễn tả cuộc sống lao động, sinh hoạt tươi vui, yên bình của một vùng quê Bắc Bộ trong buổi chiều thu trong trẻo.

   Khổ thơ cuối Chiều sông Thương miêu tả sự giao chuyển giữa ngày thu dài – đêm thu trong ở đồng bằng Bắc Bộ. Cần chú ý sự đồng thời tồn tại, xuất hiện của ánh nắng và vầng trăng non, chú ý vẻ thanh thản, nhẹ nhàng của chiều thu sang sông cùng con nghé hồn nhiên, thong thả đợi… Thiên nhiên cùng tâm trạng, cảm giác ấy giống với bài Sang thu như thế nào ? (Tất cả đều gắn với tâm trạng bâng khuâng, rung động nhẹ nhàng, tinh tế của nhà thơ). Mặt khác, đặc điểm thời gian, thời điểm cùng ý nghĩa tổng hợp, triết lí của bài Sang thu có gì khác với khổ thơ đó trong Chiều sông Thương ?

5. Ngoài ý nghĩa về sự biến đổi của thiên nhiên từ hạ sang thu, khổ thơ cuối có thể gợi ra liên tưởng gì về sự biến đổi của đời sống xã hội và con người ?

 

   Chú ý ý nghĩa ẩn dụ có thể được gợi ra từ những hình ảnh : vơi dần (cơn mưa), sấm (bớt bâ’t ngờ), hàng cây đứng tuổi. Xem thêm gợi ý ở câu 3, trang 71, SGK.