Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu:...

Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu: câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 109 SBT Văn...

Advertisements (Quảng cáo)

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 109 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Phân tích trật tự các bộ phận câu trong hai câu thơ sau và xác định hiệu quả nghệ thuật của những cách sắp xếp như vậy:

. Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu SBT Ngữ văn 11 tập 1 – Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

1. Bài tập 1, trang 157, SGK.

Nếu tách riêng câu văn ra khỏi văn cảnh thì có thể sắp xếp từ ngữ theo trật tự : đó là một con dao rất sắc, nhưng nhỏ mà vẫn giữ nguyên được nội dung cơ bản. Nhưng nằm trong văn cảnh của truyện thì sự sắp xếp từ ngữ như vậy không đảm bảo cho câu có mạch ý với các câu khác trong đoạn. Với trật tự rất sắc, nhưng nhỏ, câu sẽ không tạo được mạch ý với câu doạ nạt, uy hiếp bá Kiến ở sau.

2. Phân tích trật tự các bộ phận câu trong hai câu thơ sau và xác định hiệu quả nghệ thuật của những cách sắp xếp như vậy:

Của ta trời đất đêm ngày

Núi kia đồng nọ sông này của ta.

(Tố Hữu)

Trong câu thơ thứ nhất, vị ngữ của ta đặt trước chủ ngữ (trời, đất, đêm, ngày).

– Trong câu thơ thứ hai, vị ngữ của ta đặt sau chủ ngữ (núi kia, đồi nọ, sông này).

Việc sắp xếp trật tự như vậy để khẳng định chủ quyền (của tà) đối với tất cả sự vật thuộc không gian và thời gian. Cụm từ của ta đứng ở đầu và cuối hai câu thơ tạo nên âm hưởng về sự sở hữu toàn bộ sự vật (khác với thời kì đất nước còn bị thực dân Pháp xâm lược).

3. Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi ghi bên dưới”

– Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét con, cả nhà con khổ.

– Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à ?

–  Đối với ông nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói.

– Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhimg giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rủ tù.

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Câu hỏi:

a) Vì sao ở câu ghép “Con không dám nói sai lòi, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm”, vế chỉ nguyên nhân (bắt đầu bằng từ vĩ) lại đặt sau mà không đặt trước vế còn lại ?

b) Vì sao ở câu ghép “Nếu không, vợ con con chết đói.”, vế chỉ điều kiện (nếu không) lại đặt trước vế còn lại ?

c) Vì sao trong câu “Chết đói hay chết no, tao đây không biết…”, cụm từ chết đói lại đặt trước cụm từ chết no, cụm từ chết đói hay chết no lại đặt trước hai thành phần chính của câu (chủ ngữ : tao đây, vị ngữ : không biết) ?

a) Trong câu ghép này, vế chỉ nguyên nhân phải đặt sau (nếu ở ngoài văn cảnh thì nó có thể đặt trước hay sau vế chính đều được) vì nó tiếp nối câu đi trước. Ở đây câu đi trước (con sợ lăm, con không dám nói sai lời) nói về vị thế và trạng thái tâm lí của người nói (xưng con), cho nên câu đi sau cần tiếp tục nói về thái độ ứng xử của con, rồi mới giải thích nguyên nhân cần ứng xử như vậy {vì là chỗ con nhờ vả quanh năm).

Trong câu ghép “Nếu không, vợ con con chết đói”, vế chỉ điều kiện cần đặt trước (nếu không) vì tiếp nối điều nói về thái độ ứng xử của con (không dám nói sai lời).

c) Trong cụm từ chết đói hạỵ chết no (cụm từ biểu hiện sự lựa chọn giữa hai trạng thái), phải đặt chết đói ớ vị trí trước vì đó là điều đã nói đến trong lời người đối thoại trước đó (biểu hiện phần tin đã biết). Hơn nửa cụm từ chết đói hay chết no phải đặt trước hai thành phần chính của câu để làm thành khởi ngữ, vì đó cũng là điều đã nói đến trong câu đi trước. Đặt vị trí như thế còn có tác dụng tạo nên sự nhấn mạnh vào các thành phần chính (tao đây không biết).

4. Lí giải trật tự sắp xếp các bộ phận in đậm trong bài ca dao sau :

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Trong bài ca dao có ba thành phần đẳng lập (song song) về ngữ pháp (lá xanh, bông trắng, nhị vàng).

– Tại câu 2, chúng được đặt theo trật tự lá xanh, bông trắng, nhị vàng vì sự mồ tả cảnh vật ở đây là đi từ diện đến điểm, từ cái lớn đến cái nhỏ, từ ngoài vào trong.

– Tại câu 3, trật tự lại ngược lại (nhị vàng, bông trắng, lá xanh) là để diễn tả hoạt động lật đi lật lại, xem xét kĩ từ trong ra ngoài, từ điểm đến diện mới phát hiện ra phẩm chất cao đẹp của sen (Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn).

5. Vì sao có thể và cần phải đặt cụm từ ở rù ở đầu câu thứ hai (mà không đặt sau động từ coi) trong đoạn sau?

Cùng lắm, dù nó giở qué thì hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Ở câu văn thứ hai, cụm từ ở tù đặt ở đầu câu là vì :

– Nó thể hiện điều đã biết ở câu trước.

– Phục vụ cho mục đích liên kết chặt chẽ với câu trước.

– Nhấn mạnh nội dung thể hiện (so sánh với cách viết : Hắn coi ở tù là thường).

6. Phân tích giá trị nghệ thuật của việc đặt các từ thỏ thẻ, lứng lơ, vẳng ở các câu thơ trong đoạn sau :

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh.

Vẳng bên tai một tiếng chày kình.

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

(Chu Mạnh Trinh, Bài ca phong cảnh Hương Sơn)

Trong đoạn thơ, ở ba câu thơ đều có các vị từ chỉ trậng thái hay hoạt động (thỏ thẻ, lửng lơ, vẳng) đặt ở đầu câu, sau đó mới đến các từ ngữ chỉ chủ thể (chim, cá, tiếng chày kình). Cách sắp xếp trật tự như vậy làm tăng tính hình tượng của đoạn thơ : trạng thái, hoạt động hiện lên trước rồi mới đến sự vật. Hơn nữa, ở hai câu thơ đầu, cách sắp xếp như vậy còn để phân biệt vị ngữ phụ (thỏ thẻ, lửng lơ) với vị ngữ chính (cúng trái, nghe kinh) của cùng các chủ thế (chim, cá).