1. Bài tập 1, trang 97, SGK.
Đọc kĩ tác phẩm và những kiến thức trong bài đọc — hiểu để tìm ra những biện pháp biểu cảm đã được tác giả sử dụng cùng tác dụng của các biện pháp đó (chẳng hạn : cách sử dụng biện pháp "giễu nhại” để phơi bày sự phi lí trong giọng điệu dối trá của bọn thực dân, hay lối nói mỉa mai để tỏ thái độ chế nhạo và khinh bỉ trước những lời tuyên truyền bề ngoài mĩ miều nhưng thực chất là trống rỗng và lừa gạt của chúng... Tất cả đã tạo thành chuỗi tiếng cười châm biếm, đả kích sắc sảo và sâu cay).
2. Bài tập 2, trang 97, SGK.
Có thể thấy, đoạn trích này chủ yếu là một đoạn văn nghị luận, vì mục đích chính của tác giả là phân tích lẽ phải trái, điều hơn thiệt trong việc "làm Việt luận, học Việt văn”. Nhưng tác giả đã nghị luận bằng tấm lòng của một người thầy chính vì tha thiết mong học trò mình trở thành người tốt đẹp mà đau khổ khi phải chứng kiến lối học văn đang làm tổn hại trí tuệ, tâm hồn và nhân cách của các em. Đoạn văn, vì thế, mang sức mạnh của một tình cảm chân thành, đáng quý.
3. Các văn bản sau đây là văn nghị luận hay văn biểu cảm ? Vì sao ?
a) Nay nghĩ như những người quan cao chức lớn,cửa rộng nhà to mà gian tham xiêm nịnh, bết nghĩa vô lương hút máu mủ của dân để nuôi béo vợ con, [...] như thế có phải là hạng người hạ lưiP hay không ? Tưởng công chúng cùng đều công nhận vậy [...] Lại nghĩ như những người tiền chôn bạc chứa, buôn to bán lớn, ăn rộng tiêu nhiều mà trong biết có vợ con, ngoài không biết đến xã hội, nghĩ về cách làm giàu thì không thua thiên hạ mà nói đến việc công ích thì mặc kệ quốc dân, như thế có phải là hạng người hạ lưu hay không ? Tưởng công chúng cũng đều công nhận vậy. Hạng người hạ lưu ứong xã hội ây là như thế [...]
Hỡi các người trong hạ đấng xã hội ta ơi, khăn vải, áo nâu, làm thuê làm mướn, cái phận nghèo hèn phải như thế, song không phải như thế là hạ lưu.
Nếu trong hạ đẳng xã hội ta mà có những ai biết thờ cha kính mẹ, yêu nước thương nòi thì tức là người thượng lưu vậy.
(Tản Đà, Thế nào là hạng người hạ lưu trong xã hội, Lược trích từ Tuyển tập Tản Đà )
b) Người Pháp có Pa-ri, người Anh có Luân-đôn, người Tàu có Thượng Hải... Trong các sách vở, trên các báo chí họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết mến yêu... Ta phải nghe người Pháp nói đến Pa ri, người ở Pa-ri, mới hiểu được sự yêu quý ấy đến bực nào.
Chúng ta cũng có Hà Nội một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Pa-ri chính hiệu yêu mến Pa-ri [...].
Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác... Ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa, hay Ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người trông ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng mờ của Hả Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh kì ấy, và để cho những người ở Hà Nội chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.
(Thạch Lam, Hà Nội băm sáu phố phường)
Advertisements (Quảng cáo)
Cần đọc kĩ từng văn bản để xét xem : văn bản đó được viết ra nhằm mục đích gì, để đưa ý kiến bàn luận về một vân đề là chủ yếu, hay để biểu lộ cảm xúc trước một điều gì đó là chủ yếu ? Căn cứ vào đó để xác định các đoạn văn đã cho là văn nghị luận hay văn biểu cảm.
4. Hãy thêm những từ ngừ và những câu văn có sức biểu cảm để làm cho những đoạn văn nghị luận sau đây thêm xúc động.
a) Hai nguồn cảm hứng chính của Vũ Đình Liên là lòng thương người và tình hoài cổ. Có một lần hai nguồn cảm hứng âỷ cùng xuất hiện trong bài thơ "Ông đồ”. Hằng năm đến mùa xuân, ông đồ lại ngồi viết thuê bên đường phố. Ông chính là cái di tích của một thời tàn. Bài thơ ấy thật bình dị và cảm động. Nó giống như lời sám hối của bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đã khuất.
b) Tính ham mê cờ bạc là một tính rất xấu, nó lầm cho người ta gặp nhiều thiệt hại và mất cả phẩm giá. Người mắc phải tính xấu ấy khó tránh khỏi sự nghèo khó túng bấn, rồi sinh ra gian lận, vì cờ bạc là một cách ăn chơi tổn hại nhiều tiền. Hoạ là mới có khi được, mà được thì lại tiêu phí hết ngay, còn thua thì nhiều, mà thua mãi thì thành ra công nợ, dẫn đến phải đi ăn xin, trộm cắp, làm những điều xấu. Đã chơi cờ bạc thì không còn danh giá mà thành ra đê tiện. Ta nên giữ gìn, đừng để lây thói xấu đó.
Có thể tham khảo các đoạn văn sau :
a) Hai nguồn cảm hứng chính của Vũ Đình Liên là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác : "Ông đồ”. Ông đồ năm năm đến mùa hoa đào, lại ngồi viết thuê bên đường phố. "Ông chính là cái di tích tiều tuỵ đấng thương của một thời tàn ” (lời của Vù Đình Liên). Ít khi có một bài thơ bình dị và cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đương đi về cõi chết.
(Theo Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)
b) Tính ham mê cờ bạc là một tính rất xấu, nó làm cho người ta gập nhiều thiệt hại và mất cả phẩm giá. Người mắc phải tính xấu ấy khó tránh khỏi sự nghèo khó túng bấn, rồi sinh ra gian lận điên đảo; vì cờ bạc là một cách ăn chơi tổn hại nhiều tiền. Hoạ là mới có khi được, mà được thì lại tiêu phí hết ngay, còn thua thì nhiều, mà thua mãi thì thành ra công nợ, dẫn đến phải đi ăn mày ăn xin, ăn trộm, ăn cắp, làm những điều hèn hạ, xấu xa. Đã chơi cờ bạc thì còn danh giá gì ! Dẫu ông gì bà gì mà đã ngồi vào đám bạc, thì cũng thành ra đê tiện. Ai cũng gọi là con bạc, đồ cờ bạc. Bởi thế cho nên ta phải giữ gìn, đừng có để lây thói xấu đó.
(Theo Quốc văn giáo khoa thư)
5. Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày một trong các luận điểm :
- Việt Nam từ xưa đã là một nước văn hiến.
- Tình thương người chứa chan trong ba khổ thơ cuối của bài thơ Ông đồ.
(Cần chú ý dùng từ, đặt câu sao cho đoạn văn có sức biểu cảm, có thể gây cảm xúc cho người đọc.)