Trang chủ Lớp 9 SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ) Trả bài tập làm văn số 5 trang 30 SBT Văn lớp...

Trả bài tập làm văn số 5 trang 30 SBT Văn lớp 9 tập 2 -Văn bản này thuộc loại nghị luận nào ?...

Giải câu 1, 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Văn bản này thuộc loại nghị luận nào ? Người viết đã nghị luận về vấn đề gì ? Luận điểm chính thể hiện ở câu, đoạn văn nào ?. Soạn bài Trả bài tập làm văn số 5 SBT Ngữ Văn 9 tập 2 - Soạn bài Trả bài tập làm văn số 5

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.

    “Hà Nội đẹp quyến rũ không phải chỉ đơn thuần vì có gần 1000 năm mang trong mình hình bóng Thủ đô, bởi Tháp Rùa, những món ăn ẩm thực hay sự hào hoa trong cốt cách của người Hà thành. Trang điểm cho gương mặt Thủ đô đẹp lên còn có công đóng góp của những cái hồ, ngày đêm nghiêng mình cho Thủ đô soi bóng. Điều đáng buồn là vẻ đẹp ấy đang bị người dân ứng xử thiếu văn hoá, biến các “nàng hồ” tươi xinh thành những cái bể nước thải trong lòng Thủ đô.

    Chuyện cụ rùa nổi lên, người dân Thủ đô thường gán cho cụ chức năng thiên báo sự kiện. Có một sự thật mà nhiều người cố tình làm ngơ hoặc không nhận ra : cụ nổi bất thường là do ngột ngạt bởi nguồn nước bẩn mà con cháu thường ngày xả xuống “nhà” cụ. Trong màu nước xanh tựa rau muống luộc ấy, giờ đây cụ gánh thêm khổ ải của sự ô nhiễm, khó thở. Cụ phải ngoi lên mặt nước hít chút khí trong lành để điều hoà thân nhiệt, gắng mà sống cho con cháu ngợi ca, tự hào. Không riêng gì người Hà Nội mà nhiều khách du lịch quốc tế đều dành cho Hồ Gươm những tình cảm đặc biệt. Thiếu Hồ Gươm, sắc đẹp Hà Nội giảm đi một nửa. Trong danh sách hàng chục hồ lớn nhỏ trong lòng Thủ đô, hồ Hoàn Kiếm được quan tâm hơn cả từ cảnh quan, kiến trúc, không gian đến mặt nước trong hồ. Nhưng kết luận mới đây của sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội cho biết : hàm lượng a-mô-ni-ắc trong nước ở mức cao (gấp đôi hàm lượng cho phép), khiến nhiều người quan tâm lo ngại.

    Hồ Tây có diện tích 500 ha, là một nhánh uốn khúc của sông Hồng xưa mà thiên nhiên ưu ái ban tặng. Mỗi ngày, hồ phải oằn mình cống nộp cho “đao phủ người” cá, tôm và hàng tấn ốc được cào lên từ lòng hồ,” tiếp nhận 4000 nước thải công nghiệp và sinh hoạt giội xuống. Ven bờ phía phố Thuỵ Khuê dù bước đầu được kè đá nhưng bèo, rác thải dơ bẩn, nước đen bốc mùi hôi thối kéo dài mấy ki-lô-mét. Lợi thế phát triển du lịch Hồ Tây vẫn đang ở dạng tiềm năng, lòng hồ ngày một nhiều rác, nếu không có một giải pháp khả thi thì không lâu, chúng ta lại bỏ tiền tỉ ra để cải tạo. Cạnh đó, hồ Trúc Bạch cũng chịu chung số phận, nước dưới chân cầu Ngũ Xã đen đúa chẳng thua kém sông Tô Lịch hay sông Ngừ, ven phố Trấn Vũ nước bẩn và túi rác ni lông bẩn bị tung xuống mép hồ. Chúng tôi tìm đến hồ Văn Chương, một hồ nằm ở vị trí kín trong phố Khâm Thiên, nhiều người dân cho biết những năm trước hồ bị “chia nhỏ” mỗi người một miếng để... thả rau muống. Nằm kề bên chợ nên rác thải được vung tay ném xuống mép hồ, thật buồn, bốn chung quanh khoai nước mọc um tùm, lòng hồ bị bủa vây lấn chiếm biến thành nơi tập kết rác thải xây dựng, những căn nhà tạm xiêu vẹo có cơ hội mọc lên. Nhiều người lo ngại cứ đà này, chẳng bao lâu nữa hồ Văn Chương bị xoá tên trên bản đồ thành phố.

    Phận làm sông - hồ thật cam chịu trăm đắng nghìn cay”.

Advertisements (Quảng cáo)

( Theo Hoàng Nguyên, báo Thương mại)

    1. Văn bản trên phù hợp với đề bài tập làm văn nào trong SGK Ngữ văn 9 tập hai, và đề bài tập làm văn nào trong Bài 20 sách này ? Vì sao ? Có thể đặt tên cho văn bản này là gì ?

   Văn bản trên phù hợp với đề 4 trong SGK (trang 34) và bài tập số 3 về nghị luận xã hội - Bài 20 trang 19 trong sách này : nghị luận về các sự việc, hiện tượng trong đời sống. Bởi vì cả hai đề bài này đều nêu yêu cầu viết về một hiện tượng hoặc một thói quen xấu trong cuộc sống. Nhan đề của văn bản có thể có nhiều cách đặt. Chẳng hạn : Phận sông - hồ Thủ đô ; Hồ Hà Nội đang bị ô nhiễm ; Hãy cứu lấy các hồ Hà Nội...

    2. Văn bản này thuộc loại nghị luận nào ? Người viết đã nghị luận về vấn đề gì ? Luận điểm chính thể hiện ở câu, đoạn văn nào ?

   Văn bản này thuộc loại nghị luận xã hội, cụ thể là bàn về một sự việc, một hiện tượng đờỉ sống. Vấn đề tác giả đưa ra bàn luận là : Các hồ ở Thủ đô Hà Nội đang dần bị ô nhiễm nặng. Luận điểm chính của bài viết được nêu lên ngay ở phần Mở bài : “Trang điểm cho gương mặt Thủ đô đẹp lên còn có công đóng góp của những cái hồ, ngày đêm nghiêng mình cho Thủ đô soi bóng. Điều đáng buồn là vẻ đẹp ấy đang bị người dân ứng xử thiếu văn hoá, biến các ‘‘nàng hồ” tươi xinh thành những cái bể nước thải trong lòng Thủ đô”.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)