1. Có ý kiến cho rằng chủ đề của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là "phản kháng chiến tranh xâm lược và ca ngợi tình yêu” (Ngọc Anh - Đào Lâm Tùng, Nên khai thác, đánh giá truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ như thế nào ?, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2 - 1961).
Ý kiến của anh (chị) như thế nào ?
Ý kiến trên đã cho rằng chủ đề của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ gồm hai khía cạnh : "phản kháng chiến tranh xâm lược” và "ca ngợi tình yêu”.
Mọi điều cần phải bàn bạc đều xoay quanh khía cạnh thứ hai. Anh (chị) cần xem xét lần lượt các ý sau :
- Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu không ? Tình yêu mà Mị Châu dành cho Trọng Thuỷ và tình yêu Trọng Thuỷ dành cho Mị Châu giống nhau hay khác nhau ?
- Mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ, nếu có, thì có xứng đáng được ca ngợi không ? Vì sao ? Nó có liên quan (và cả liên luỵ) như thế nào đến cuộc chiến tranh xâm lược của Triệu Đà và cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân nước Âu Lạc (cả của chính An Dương Vương nữa) ?
2. Trong bài thơ Trước đá Mị Châu (sáng tác khi đến thăm am Mị Châu ở khu di tích Cổ Loa), nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
Em hoá đá ở trong truyền thuyết
>Cho bao cô gái sau em
Không còn phải hoá đá trong đời [...].
Người dân nào xưa đưa em về đây
Như muốn nhắc một điều gì [...]
Theo ý anh (chị), chi tiết "xác Mị Châu hoá đá hình người con gái cụt đầu” được đưa về thờ ở khu di tích cổ Loa muốn “nhắc một điều gì” cho các cô gái Việt Nam nói riêng và cho mỗi người Việt Nam ngày nay nói chung ?
Advertisements (Quảng cáo)
Đoạn thơ của Trần Đăng Khoa gợi nhắc bài học lịch sử xương máu trong việc giải quyết mối quan hệ giữa chuyện nhà vói chuyện nước, chuyện tình cảm riêng tư lứa đôi vối chuyện nghĩa vụ, tình cảm chung của người công dân đối với đất nước, với dân tộc ; đồng thời nhà thơ cũng gợi nhắc mối quan hệ giữa khát vọng tình yêu với ý thức đề cao cảnh giác đối với những người dân của một nước luôn bị thế lực ngoại xâm nhòm ngó.
Khi trình bày ý kiến của mình, anh (chị) cần bám sát các tình tiết của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
3. GS. Trần Quốc Vượng nhận định rằng : "Truyền thuyết không phải là lịch sử mà chỉ lấy lịch sử làm nền cho hư cấu” (Tạp chí Văn học, số 2 - 1969).
Dựa vào ý kiến trên, anh (chị) hãy cho biết đâu là phần lịch sử và đâu là phần hư cấu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
Nhận định của nhà nghiên cứu gồm hai ý chính :
- Truyền thuyết là những chuyện có liên quan đến lịch sử.
- Nhưng chuyện được kể trong truyền thuyết không phải là lịch sử đích thực mà là thứ lịch sử đã qua hư cấu.
Hãy tìm trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ những dẫn chứng cụ thể, trình bày tách bạch chúng thành hai loại:
- Dẫn chứng gồm những chi tiết có thật trong lịch sử (được truyền thuyết coi là nền, là cơ sở cho mọi hư cấu).
- Dẫn chứng gồm những chi tiết hư cấu, đặc biệt là những chi tiết hoang đường.
Trong khi phân tích cách sử dụng hai loại chi tiết trên trong truyền thuyết, anh (chị) cần chỉ rõ mối quan hệ qua lại giữa chúng để tạo nên hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh.
>4. Hãy trình bày cảm nghĩ của anh (chị) sau khi học Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ bằng một đoạn văn khoảng 20 dòng.