1. Đề 1, SGK trang 191.
Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
Nội dung chính là kể lại chuyện mình đã trót xem nhật kí của bạn như thế nào. (Vào lúc nào, ở đâu, diễn ra như thế nào, bạn có biết không, có ai thấy không, đã đọc được những gì, có nói cho người khác biết nội dung nhật kí của bạn hay không ?...)
Kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên (ân hận, xấu hổ như thế nào...) ; những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở... và rút ra bài học cho mình.
2. Đề 3, SGK trang 191.
Nhân ngày 20 - 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
Advertisements (Quảng cáo)
Nội dung chính là kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy (cô) giáo cũ (Đó là kỉ niệm gì, xảy ra vào thời điểm nào, câu chuyện diễn ra thế nào, đáng nhớ ở chỗ nào ?...). Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của người viết về tình thầy trò.
3. Đề 4, SGK trang 191.
Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 - 12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Kể về cuộc gặp gỡ của tập thể lớp với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (ngày 22 -12) (thời gian, lí do, địa điểm, quang cảnh diễn ra như thế nào...). Em đã phát biểu ra sao (tình cảm và tâm trạng khi chuẩn bị phát biểu và sau khi phát biểu - miêu tả nội tâm ? Nội dung phát biểu là những suy nghĩ của thế hệ em về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Những suy nghĩ ấy thường diễn đạt bằng lập luận.)
4. Kể về một câu chuyện khiến em cảm động và rút ra được nhiều bài học sâu sắc.
Câu chuyện kể tuỳ chọn, nhưng phải đáp ứng được hai yêu cầu : cảm động và rút ra được bài học sâu sắc. Khi diễn tả sự xúc động của mình, người viết vận dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, những suy nghĩ thầm kín của mình ; còn khi rút ra bài học nên vận dụng các yếu tố nghị luận.