Trang chủ Lớp 10 Hóa học lớp 10 Nâng cao (sách cũ) Bài 9 trang 203 Hóa lớp 10 Nâng cao: Hai mẩu đá...

Bài 9 trang 203 Hóa lớp 10 Nâng cao: Hai mẩu đá vôi hình cầu có cùng thể tích là 10,00 cm3...

Bài 49: Tốc độ phản ứng hóa học - Bài 9 trang 203 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Hai mẩu đá vôi hình cầu có cùng thể tích là 10,00 cm3

Hai mẩu đá vôi hình cầu có cùng thể tích là 10,00 cm3 (thể tích hình cầu \(V = {4 \over 3}\pi {r^3}\), r là bán kính của hình cầu)

a) Tính diện tích mặt cầu của mỗi mẩu đá đó (diện tích mặt cầu \(S = 4\pi {r^2}\))

b) Nếu chia một mẩu đá trên thành 8 quả cầu bằng nhau, mỗi quả cầu có thể tích là 1,25 cm3. So sánh tổng diện tích mặt cầu của 8 quả cầu đó với diện tích mặt cầu của mẩu đá 10,00 cm3.

Cho mỗi mẩu đá trên (một mẩu với thể tích 10 cm3, mẩu kia gồm 8 quả cầu nhỏ) vào mỗi cốc đều chứa dung dịch HCl cùng thể tích, cùng nồng độ. Hỏi tốc độ phản ứng trong cốc nào lớn hơn ? Giải thích.

a) Áp dụng công thức tính thể tích khối cầu:

Advertisements (Quảng cáo)

\(\eqalign{  & V = {4 \over 3}\pi {r^3} \Leftrightarrow 10 = {4 \over 3}\pi {r^3} \Rightarrow r = \root 3 \of {{{10.3} \over {4.\pi }}}   \cr  &  \Rightarrow S = 4\pi {r^2} = 4\pi {\left( {\root 3 \of {{{10.3} \over {4.\pi }}} } \right)^2} \Leftrightarrow S = 4\pi \root 3 \of {5,7}  \cr} \)

b)

\(\eqalign{  & {S_{nhỏ}} = 4\pi \root 3 \of {{{\left( {{{1,25.3} \over {4\pi }}} \right)}^2}}  = 4\pi \root 3 \of {0,09} \cr& \Rightarrow \sum {{S_{nhỏ}}}  = 32\pi \root 3 \of {0,09}   \cr  &  \Rightarrow {{\sum {{S_{nhỏ}}} } \over {{S_{lớn}}}} = {{32\pi \root 3 \of {0,09} } \over {4\pi \root 3 \of {5,7} }} = 8\root 3 \of {0,016}  = 2. \cr} \)

Tổng diện tích của 8 quả cầu nhỏ lớn hơn gấp hai lần diện tích của cầu lớn.

Suy ra tốc độ phản ứng trong cốc chứa 8 quả cầu nhỏ sẽ lớn hơn, do diện tích tiếp xúc với HCl lớn hơn.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Hóa học lớp 10 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)