Sau phát kiến của Cri-xtốp Cô-lôm-bô, nhiều người dân châu Âu di cư sang vùng Bắc Mĩ. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mĩ với số dân khoảng 1,3 triệu người.
Advertisements (Quảng cáo)
Hình 53-Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Đến giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chù nghĩa ở 13 thuộc địa đã có những bước tiến đáng kể.
Ở miền Bắc, các công trường thủ công sản xuất rượu, dệt đay, làm đồ thuỷ tinh, đặc biệt là nghề luyện kim và đóng tàu, rất phát triển. Bô-xtơn trở thành trung tâm công nghiệp thời bấy giờ. Ở miền Nam, các chủ đồn điền bóc lột sức lao động của nô lệ da đen (đưa từ châu Phi sang) để sản xuất lương thực, bỏng, mía, thuốc lá... phục vụ cho nhu cấu của thuộc địa và xuất khẩu.
Do kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi giữa các thuộc địa ngày càng tăng. Cùng với sự tiến bộ của hệ thống giao thông và thông tin liên lạc, một thị trường thống nhất dần hình thành ở Bắc Mĩ. Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính của nhân dân khu vực này.
Sự phát triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bác Mĩ trờ thành nơi cạnh tranh đối với nước Anh. Vì vậy, bằng mọi biện pháp, Chính phủ Anh đã cấm Băc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế khoá nặng nề.
Các thuộc địa Bắc Mĩ không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây. Những chính sách đó đã làm tổn hại đến quyển lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phàn ứng mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân.