Câu 1. Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các đoạn trích
a. Ví dụ: Đoạn trích trong Ra-ma buộc tội, từ “Nói dứt lời, Gia-na-ki oà khóc” đến hết đoạn trích.
- Nội dung đoạn văn kể lại việc Gia-na-ki bước lên giàn hoả trước sự chứng kiến của mọi người.
- Các yếu tố miêu tả gồm: gương mặt, thái độ, việc làm của các nhân vật Lắc-ma-na, Ra-ma, Gia-na-ki và những người khác. Đặc biệt nổi bật là hình ảnh Gia-na-ki bước lên giàn hoả.
- Các yếu tố biểu cảm là tình cảm, thái độ của người kể thể hiện trong cách kể, nhất là trọng đoạn cuôi: “Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hoả”, “các phụ nữ bật ra tiếng khóc thảm thương, cả loài quỷ Rắc-sa-xa, lẫn loài khỉ Va-na-ra cũng cùng kêu khóc vang trời”. Đây là cách biểu cảm gián tiếp thông qua hình ảnh và lời kể.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò hết sức quan trọng trong đoạn trích, làm cho câu chuyện có được những chi tiết sinh động hấp dẫn và gây xúc động ngưòi đọc.
b. Đoạn trích từ truyện ngắn “Lẵng quả thông” của Pau-xtốp-xki
- Nội dung đoạn trích kể về việc nhân vật Gri-gơ bắt gặp cô bé con ông gác rừng đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng. Trong đoạn trích có phần miêu tả cảnh rừng thu lá vàng.
Advertisements (Quảng cáo)
- Vai trò của đoạn miêu tả là làm cho câu chuyện trở nên hết sức sinh động và có hồn.
Câu 2. Viết đoạn văn tự sự kể về một chuyến đi trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
HS tự chọn một trong các nội dung tự sự: một chuyến về thăm quê, một lần đi du lịch, tham quan...
Có thể dựa theo bố cục sau:
+ Hoàn cảnh chuyên đi (thòi gian, không gian, mục đích...)
+ Công tác chuẩn bị khởi hành.
+ Các sự vật diễn ra trong chuyên đi (Phương tiện đi? Những ai cùng đi? Hoạt động của từng ngưòi thế nào? Qua những chặng đường nào?... ) Chú ý nhấn mạnh các sự việc tiêu biểu: dùng các yếu tố miêu tả để cảnh vật, con người và dùng biểu cảm để tỏ thái độ.
+ Cảm nhận của anh (chị) sau chuyến đi (biểu cảm).