ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
1. Trong văn tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò rất quan trọng, giúp cho văn tự sự được sinh động và có chiều sâu của cảm xúc. Muôn miêu tả và biểu cảm có hiệu quả cao trong văn bản tự sự cần có năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng...
2. HS cần rèn luyện các kĩ năng để viết được các văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Thế nào là miêu tả, biểu cảm?
а. Miêu tả: là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động vối những chi tiết về hình dáng, kích thước, khổi lượng, màu sắc, âm thanh... như nó vốn có trong cuộc sông, người đọc (người nghe) như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đốì tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
b. Biểu cảm: Là biểu lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ... của mình trưốc một đối tượng nhất định (như cảnh vật, con người, những vấn đề trong cuộc sống hay những hình tượng nghệ thuật).
2. Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Miêu tả trong văn bản tự sự chỉ là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho câu chuyện diễn ra được sinh động, miêu tả không phải là mục đích chính của văn bản tự sự.
- Biểu cảm trong văn tự sự cũng chính là yếu tố phụ, không phải mục đích chính, tuy nhiên nó cũng là phương tiện giúp cho văn bản tự sự có được chiều sâu của cảm xúc, tránh được khô khan.
3. Căn cứ để đánh giá hiệu quả của yếu tô miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
a. Để đánh giá hiệu quả của yếu tố miêu tả trong văn tự sự, có thể dựa trên những tiêu chuẩn sau đây:
- Yếu tố đó có miêu tả được sinh động các đối tượng (nhân vật, cảnh vật, tâm trạng...) hay không?
- Yếu tố đó có giúp cho việc kể chuyện được hấp dẫn hay không?
b. Để đánh giá hiệu quả của yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự, có thể dựa trên những tiêu chuẩn sau đây:
- Yếu tố biểu cảm có gây xúc động, gợi suy nghĩ đối vối bạn đọc hay không?
- Yếu tố biểu cảm đó có giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động và có hồn hay không?
4. Đoạn trích (4 - trang 73, 74) và trả lời câu hỏi
Đoạn trích văn bản trong SGK được coi là đã sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm rất thành công, vì: đây là văn bản tự sự: đoạn câu chuyện của chàng chăn cừu (nhân vật “tôi”) với cô chủ nhiệm xinh đẹp trong một đêm trời đầy sao.
a. Các yếu tố miêu tả gồm:
- Suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ và văng vẳng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc.
- Một lần từ phía mặt đầm lấp lánh dưói kia nổi lên một tiếng kêu dài, não ruột ngân vang rền rền. Cũng vừa lúc một vì sao rực rỡ đối ngôi lướt trên đầu chúng tôi về cùng một hướng đó, dường như tiếng than vãn mà chúng tôi vừa nghe thây kia đã mang theo một luồng ánh sángề
Advertisements (Quảng cáo)
- Nàng vẫn ngước mắt lên cao, tay đỡ lấy đầu, vai khoác tấm da cừu non, nàng như chú mục đồng của nhà trời.
b. Các yếu tố biểu cảm gồm
- Tôi cảm thấy có cái gì mát rượi và mịn màng tựa nhè nhẹ xuống vai tôi.
- Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ, đáy lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình vì đêm sao sáng kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý nghĩ cao đẹp.
- Tôi tưởng đâu một trong những ngôi sao kia, ngôi sao tinh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất đi đã đậu xuống vai tôi mà thiêm thiếp ngủ.
Rõ ràng yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật, của lòng người. Ta như chứng kiến cảnh đêm sao thơ mộng trên núi cao ở Prô - văng - xơ miền Nam nước Pháp cùng những rung động khẽ khàng, say sưa mà thanh khiết trong tâm hồn chàng chăn cừu bên cô gái ngây thơ xinh đẹp. Nếu thiếu những yếu tố này, chúng ta không cảm thấy hết những gì tốt đẹp đó và câu chuyện này sẽ trở nên khô khan hơn.
II. QUAN SÁT, LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG TRONG MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM CỦA VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Chọn điền các từ vào các câu tương ứng (SGK, 1 - trang 75)
a. Điền từ: Liên tưởng.
b. Điền từ: Quan sát.
C. Điền từ: Tưởng tượng.
2. Đọc câu 2: (SGK, tr. 75) và trả lời câu hỏi
- Miêu tả cần đến quan sát, nhưng cũng rất cần đến liên tưởng, tưởng tượng, vì liên tưởng giúp cho việc so sánh, lựa chọn các chi tiết quan sát được, còn tưởng tượng giúp ta hình dung ra sản phẩm (hình tượng) một cách hoàn chỉnh vả sáng tạo.
- Quan sát chỉ có tác dụng giúp ta có được các chi tiết, sự kiện, làm chất liệu cho hoạt động sáng tạo; liên tưởng giúp ta so sánh, phát hiện ra cái riêng, cái chung, nét độc đáo của đối tượng, còn tưởng tượng mới là khâu quyết định chất lượng của hoạt động sáng tạo trong miêu tả.
- Chứng minh: Trong đoạn văn mục 1. 4 (SGK) để miêu tả đêm sao sáng và cô gái, tác giả đã quan sát bằng mắt (thị giác), bằng tai (thính giác), bằng da thịt (xúc giác)... ; liên tưởng cô chủ nhỏ như chú mục đồng (cậu bé chăn cừu) của nhà trời; tưởng tượng ra cuộc hành trình thầm lặng của các vì sao như một đàn cừu lớn.
3. Đọc câu 2 (SGK, tr. 75) và trả lời câu hỏi
Để câu chuyện không gây cảm giác khô khan, người kể phải:
- Tìm xúc cảm, rung động từ sự quan sát, (ý a), liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức (b), từ những sự vật, sự việc đã và đang lay động trái tim người kể (c).
- Trong các ý trên, (d) không chính xác, vì cảm xúc vốn là sự lay động của trái tim, không thể đi tìm cảm xúc từ trong cảm xúc.
- Chứng minh qua đoạn trích 14: cảm xúc, suy nghĩ của chàng chăn cừu (nhân vật "tôi”) được rút ra từ:
+ Các hình ảnh quan sát được từ tròi sao và cô bé.
+ Những liên tưởng của nhân vật "tôi”.
+ Những sự vật, sự việc gây cảm xúc mạnh: cô chủ nhỏ ngả đầu lên vai