Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 (sách cũ) Soạn bài Ca dao hài hước trang 90 SGK Văn 10 –...

Soạn bài Ca dao hài hước trang 90 SGK Văn 10 - Văn lớp 10...

Ca dao hài hước - Soạn bài Ca dao hài hước trang 90 SGK Ngữ văn 10. Ca dao hài hước là một bộ phận quan trọng trong kho tàng ca dao Việt Nam. Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống của nhân dân lao động cho dù cuộc đời còn nhiều gian truân.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Vài nét về ca dao hài hước:

a. Ca dao hài hước là một bộ phận quan trọng trong kho tàng ca dao Việt Nam. Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sông của nhân dân lao động cho dù cuộc đời còn nhiều gian truân.

b. Có hai loại ca dao hài hước

- Tiếng cười hài hước tự trào; Là người lao động lấy cái nghèo của mình ra để tự cười mình, thi vị hóa cảnh nghèo. Có nghĩa là họ đã vượt lên cao hơn cảnh nghèo để lạc quan vui sống. Là tiếng cười vui cửa, vui nhà rất cần trong cuộc sống còn vất vả lo toan bộn bề và cũng rất phù hợp vối đặc tính hài hước, ưa trào lộng của nhân dân ta.

- Tiếng cười mua vui giải trí: Có sự chọn lọc những chi tiết điển hình, hư cấu dựng cảnh tài tình, cường điệu phóng đại... để tạo ra những nét hài hước hóm hỉnh.

Mục đích của ca dao hài hước là tạo ra tiếng cười giải trí mua vui, nhưng có nhiều trường hợp dùng tiếng cười để chế giễu những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân cũng như để phê phán, đả kích những hạng người xấu trong xã hội.

2. Về nghệ thuật

HS nắm được một số biện pháp nghệ thuật của ca dao hài hước như phóng đại đối lập, chơi chữ... tích lũy vôn bằng cách thuộc lòng một số bài ca dao hài hước.

SOẠN BÀI

1. Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi 1 - (Trong SGK, trang 91)

Bài ca được đặt trong thể đối đáp của chàng trai và cô gái. Cả hai đều nói đùa, nói vui. Nhưng cách nói lại giàu ý nghĩa về cuộc sông con người. Trong cuộc sống trai gái lấy nhau, hai gia đình ưng thuận thường có chuyện thách và dẫn cưới. Trong bài ca này cả dẫn và thách cưới có cái gì không bình thường.

- Bên dẫn cưới (nhà trai) đem đến "một con chuột béo” miễn là có thú bốn chân”; còn nhà gái lại thách cưới bằng "một nhà khoai lang”.

Trong bài ca dao này, cả chàng trai và cô gái đều tập trung trào lộng cảnh nghèo của nhà mình. Tiếng cười tự trào có phần chua chát, nhưng vui vẻ, hài hước, rất hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan trong cuộc sông của người lao động.

- Bài ca sử dụng các biện pháp nói quá, đối chọi (tương phản) để tạo ra tiếng cười giàu ý nghĩa.

- Trước hết là nghệ thuật tương phản giữa ý định với thực tế: chàng trai có nhiều dự định cao sang trong việc dẫn cưới, nhưng chỉ vi nghèo nên đã đưa ra đủ lý do để thoái thác, cuối cùng chỉ dẫn tới một thực tế hết sức trái ngược: đó là dẫn cưới chỉ bằng "một con chuột béo”. Trong lời cô gái cũng có nghệ thuật tương phản: "Người ta thách lợn, thách gà - Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”.

Advertisements (Quảng cáo)

Biện pháp nói quá trong cả hai lời dẫn cưới và thách cưới. Trong thực tế chẳng có ai dẫn cười bằng "chuột” và cũng không có ai thách cưới bằng "khoai lang”. Cách nói quá ở đây cốt để nhấn mạnh cái nghèo và để tạo nên tiếng cười hóm hỉnh, đáng yêu.

Câu 2. Đọc các bài ca số 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi 2 (SGK, tr. 91)

Tiếng cười trong các bài ca dao này khác với bài 1 về tính phê phán và tự trào.

Bài 1. Là tiếng cười tự trào (cười mình), còn với các bài sau, đối tượng cười không phải là chính mình.

Bài 2. Đối tượng châm biếm là bậc nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai. Thủ pháp nghệ thuật của bài ca này là sự kết hợp giữa đôi lập và cách nói ngoa dụ. Đối lập hay còn gọi là tương phản "làm trai”, "sức trai” xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan” hoặc "làm trai quyết chí tang bồng, sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam”. Ở đây đối lập với "làm trai” và "sức trai” là "Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng”. Cách nói ngoa dụ thường là phóng đại, tô đậm các hiện tượng châm biếm "khom lưng chống gối” ấy như thế nào mọi ngưòi đã rõ.

Bài 3. Đối tượng châm biếm là đức ông chồng vô tích sự, lưòi nhác, không có chí lớn. Bằng việc sử dụng biện pháp tương phản (giữa "chồng người” với "chồng em”), và cũng có cả biện pháp nói quá (có ông chồng nào hèn yếu đến nỗi chỉ biết "ngồi bếp” để "sờ đuôi con mèo”. Tác giả dân gian đã tóm đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt, có giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột, lưòi nhác, ăn bám vợ. Có thể tìm thấy một số bài ca dao có nội dung tương tự:

Chồng người lội suối trèo đèo

Chồng tôi cầm đũa đuổi mèo quanh mâm

Bài 4. Cũng dùng biện pháp nói quá nhưng là 2 lần nói quá (đồng nói quá): vừa nói quá về cái xấu của cô vợ, lại vừa nói quá về tình yêu mù quáng của ông chồng. Cái hấp dẫn của màn hài hước này là ở chỗ sự cường điệu diễn ra song hành, không có điểm dừng, cho thấy tình yêu của anh chồng cũng mù quáng không có điểm dừng.

Câu 3. Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước

Ca dao hài hước thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: đối chọi (tương phản), nói ngược (phản ngữ), nói quá (cường điệu)...

LUYỆN TẬP

Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái "Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”, từ đó cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu và đáng trân trọng ở chỗ nào?

- Thách cưới là yêu cầu của nhà gái đối với nhà trai về tiền cưới và lễ vật. Lời thách cưới của cô gái: "Nhà em thách cưới một nhà khoai lang” có thể gợi cho em một nụ cười cảm thương, vừa hài hước vừa chua chát buồn thương cho sự nghèo khó của gia đình cô gái, nhưng cũng rất trân trọng vì sự thông minh, hóm hỉnh trong cách nói hài hước của cô.

- Tiếng cười tự trào của người lao động rất đáng yêu và đáng trân trọng, bởi nó thể hiện sự lạc quan, đồng thời biểu hiện sự thông minh, sắc xảo, hóm hỉnh của những tiếng cười.

- Tiếng cười cũng bật lên nhưng có gì như chia sẻ với cuộc sống còn khốn khó của người lao động. Đằng sau tiếng cười ấy là phê phán thách cưới nặng nề của người xưa.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: