Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trang 80 SGK Ngữ...

Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trang 80 SGK Ngữ văn 10 – Ngữ văn lớp 10...

Nhưng nó phải bằng hai mày – Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trang 80 SGK Ngữ văn 10. Truyện phê phán thói tham nhũng của bọn tham quan thời phong kiến qua việc kết hợp giữa lời nói và hành động của thầy lí. Lòng tham đã bóp méo sự thật, chà đạp lên công lí và vừa đáng thương vừa đáng giận của người dân khi lâm vào cảnh kiện tụng.

Advertisements (Quảng cáo)

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đặc điểm chung của nghệ thuật truyện cười

Truyện ít nhân vật, bố cục chặt, rất ngắn gọn. Cái cười thường tạo ra từ những mâu thuẫn giữa cái có – không, bình thưòng – không bình thường, đạo lí – nghịch lý, ngoài – trong, hiện tượng – bản chất. Bản chất cái cười là ý nghĩa phô phán của nó. Còn có tiếng cười vui cửa vui nhà, vui anh vui em, tiếng cười động viên nhau trong cuộc sông.

2. Truyện phê phán thói tham nhũng của bọn tham quan thời phong kiến qua việc kết hợp giữa lời nói và hành động của thầy lí. Lòng tham đã bóp méo sự thật, chà đạp lên công lí và vừa đáng thương vừa đáng giận của người dân khi lâm vào cảnh kiện tụng.

– Truyện miêu tả thói tham nhũng của lí tưởng trong việc xử kiện. Đồng thòi thấy được tình cảnh bi hài của ngưòi lao động lâm vào việc kiện tụng

– Nhân vật trong truyện là lí tưởng với người theo kiện là Cải và Ngô.

– Trước hết giới thiệu sự việc một cách ngắn gọn. Viên lí trưởng “Nổi tiếng xử kiện giỏi”. Cải và Ngô đánh nhau rồi mang đi kiện, cải sợ kém thế lót trước thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá mười đồng. Kết quả vụ kiện Ngô thắng cải thua.

3. Nghệ thuật gây cười

Tạo ra sự trùng lặp bất ngờ trong những câu nói và ám hiệu đồng nghĩa.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Phân tích tính kịch trong đoạn: “Cải vôi xòe năm ngón tay… bằng hai mày” (SGK, tr. 80)

– Cử chỉ vội xòe năm ngón tay của cải như muôn nhắc thầy lí số tiền anh ta “lót” trước, cử chỉ ấy giống nhân vật trong kịch câm. Lấy cử chỉ hành động thay cho lời nói.

– “Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt”, cử chỉ ấy phù hợp với điều thầy lí thông báo với cải liền đó. Nó còn ẩn một ẩn nghĩa. Đó là cái phải đã bị cài úp. Đó là tiền, nhiều tiền, nhiều lê vật lo lót. Sự kết hợp giữa cử chỉ và lòi nói đã làm bật tiếng cưòi.

– Dùng hình thức chơi chữ để gây cười. Đây là lòi thầy Lí: ”Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày”. Phải trong câu nói này mang nhiều nét nghĩa. Một là lẽ phải, chỉ cái đúng đối lập với cái sai, lẽ trái. Nghĩa thứ hai là điều bắt buộc cần phải có. Lời thầy lí là cả hai nghĩa ấy, cộng với hai bàn tay úp lên nhau bằng mười ngón thì rõ ràng Ngô đã phải gấp hai Cải và lẽ phải ở Ngô cũng gấp hai. Cách xử kiện của lí trưởng thật tài tình.

Câu 2. Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy Lí ở cuối truyện (SGK)?

Trong lời nói của thầy Lí ở cuối truyện có sự đồng nhất giữa “lẽ phải” với số’ tiền nhận hối lộ, khiến cho “lẽ phải” có thể đo, đếm được (giống như với đồng tiền). Từ đó gây nên tiếng cười.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3. Anh (chi) đánh giá như thế nào về nhân vật Ngô và Cải?

–  Đánh giá về nhân vật Ngô và Cải:

+ Họ là những ngưòi nông dân bình thường, tội nghiệp, đáng thương.

+ Nhưng họ cũng là những người đáng trách, họ đã có những hành vi không tốt (đánh nhau), lại không chịu nhận khuyết điểm về mình mà đều muốn trút tội cho đối phương, thậm chí đều có hành động hối lộ nhà chức trách.

+ Nhìn chung, họ bị rơi vào tình cảnh bi hài: vừa khốn khổ (bi), lại vừa bị chê cười (hài).

– Thực ra tác giả dân gian cũng không có ý định nói về những ngưòi lâm vào việc kiện tụng như Ngô và Cải. Ý này nó đến một cách tự nhiên. Tác giả dân gian dùng tiếng cười để quất đòn roi vào việc xử kiện của lí trưởng. Song Cải và Ngô lâm vào kiện mà mất tiền. Riêng cải mất tiền còn phải phạt một chục roi. Tiếng cười cũng dành cho họ nhưng thật chua chát Họ vừa đáng thương, vừa đáng trách.

LUYỆN TẬP

Phân tích cả hai truyện để thấy đăc trưng của thể loại của truyện cười (SGK, tr. 80)

Phân tích hai truyện dựa trên đặc trưng chung của truyện cười dân gian và đặc điểm riêng (tình huống gây cưòi) của từng truyện.

a. Về nội dung: Thường châm biếm, chế giễu những thói hư, tật xấu trong nội bộ nhân dân, hoặc đả kích những thói hư khác trong xã hội.

Trong hai truyện trên: Truyện Tam đại con gà chế giễu thầy đồ dốt nát nhưng lại sĩ diện hão. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày đả kích thói tham nhũng của bọn tham quan ô lại trong xã hội ngày xưa.

b. Về nghệ thuật: Truyện cười thường tạo ra những mâu thuẫn trái với tự nhiên để gây cười

Trong hai truyện trên, truyện Tam đại con gà tạo ra mâu thuẫn là sự dốt nát (bên trong) với cái làm ra vẻ ta đây là giỏi (bên ngoài) của thầy đồ. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày lại dựa trên mâu thuẫn là việc phân xử phải trái lại được “đo, đếm” như đốì với đồng tiền.