Câu hỏi/bài tập:
Tốc độ các phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
a) Than củi đang cháy, dùng quạt thổi thêm không khí vào, sự chảy diễn ra mạnh hơn.
b) Phản ứng oxi hoá SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt của V2O5.
c) Aluminium dạng bột phản ứng với dung dịch hydrochloric acid nhanh hơn so với aluminium dạng lá.
d) Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn.
e) Sử dụng nồi áp suất để hầm thức ăn giúp thức ăn nhanh chín.
g) Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, lên men rượu, giấm,…
a) Nhiệt độ
b) Chất xúc tác
Advertisements (Quảng cáo)
c) Bề mặt diện tích tiếp xúc
d) Nhiệt độ
e) Nhiệt độ
g) Chất xúc tác
a) Than củi đang cháy, dùng quạt thổi thêm không khí vào, sự chảy diễn ra mạnh hơn. => Ảnh hưởng bởi yếu tố nồng độ vì để duy trì sự cháy cần khí oxygen, thổi thêm không khí vào là cung cấp thêm khí oxygen
b) Phản ứng oxi hoá SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt của V2O5. => Ảnh hưởng bởi yếu tố chất xúc tác vì V2O5 làm cho phản ứng dễ xảy ra hơn
c) Aluminium dạng bột phản ứng với dung dịch hydrochloric acid nhanh hơn so với aluminium dạng lá. => Ảnh hưởng bởi yếu tố bề mặt diện tích tiếp xúc vì aluminium dạng bột có diện tích tiếp xúc lớn hơn nhiều so với aluminium dạng lá
d) Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn. => Ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ do nhiệt độ trong tủ lạnh thấp hơn nhiệt độ bên ngoài môi trường nên làm cho các phản ứng phân hủy của vi khuẩn trong thực phẩm diễn ra chậm hơn, thực phẩm được tươi lâu hơn
e) Sử dụng nồi áp suất để hầm thức ăn giúp thức ăn nhanh chín. => Ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ vì khi tăng áp suất, nhiệt độ sôi của nước tăng làm cho thực phẩm nhanh chín hơn
g) Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, lên men rượu, giấm,… => Ảnh hưởng bởi yếu tố chất xúc tác vì các loại men làm cho phản ứng dễ xảy ra hơn