Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài 16.14 trang 67, 68, 69 SBT Hóa 10 – Chân trời...

Bài 16.14 trang 67, 68, 69 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: Tại sao bột mì và một số loại bụi khác có thể gây ra nổ bụi? Để ngăn ngừa và hạn chế nổ bụi...

Lời giải bài tập, câu hỏi Bài 16.14 - Bài 16. Các yếu tố ảnh hường đến tốc độ phản ứng hóa học trang 67, 68, 69 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Năm 1785, một vụ nổ xảy ra tại nhà kho nhà Giacomelli (Roma, Italia) làm nghề nghiền bột mì. Sau khi điều tra, nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ nổ là do bột mì khô. Sự cố xảy ra khi bột mì bay trong không khí, chạm tới nguồn lửa của chiếc đèn, đây là vụ nổ bụi đầu tiên trong lịch sử. Sau đó là các vụ nổ bụi trong hầm than, xưởng sản xuất sữa bột, dược phẩm, nhựa, kim loại,... có tác nhân tương tự gồm: nguồn oxygen, nguồn nhiệt, bụi có thể cháy được, nồng độ bụi để đạt được vụ nổ và không gian đủ kín.

Thí nghiệm như bên cho thấy, bột mì không dễ cháy.

Tại sao bột mì và một số loại bụi khác có thể gây ra nổ bụi? Để ngăn ngừa và hạn chế nổ bụi, có thể can thiệp vào những tác nhân nào?

D:\Documents\SÁCH CHƯƠNG TRÌNH MỚI\Ảnh, video phụ trợ\Bài 16 đốt bột mì.PNG

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Dựa vào yếu tố diện tích bề mặt tiếp xúc để giải thích

Answer - Lời giải/Đáp án

- Do khi ở dạng bột hay dạng bụi => diện tích tiếp xúc sẽ rất lớn khiến cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và sẽ gây nổ nếu đủ các tác nhân khác như nguồn oxygen, nguồn nhiệt, bụi có thể cháy được, nồng độ bụi để đạt được vụ nổ và không gian đủ kín

- Để ngăn ngừa và hạn chế nổ bụi, ta có thể can thiệp và các tác nhân:

+ Nồng độ hạt bụi: vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi làm việc,…

+ Nguồn nhiệt: tắt điện trước khi ra về, kiểm tra hệ thống điện thường xuyên, bảo dưỡng định kì,…