Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài 17.16 trang 75, 76, 77 SBT Hóa 10 – Chân trời...

Bài 17.16 trang 75, 76, 77 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: Giá trị độ âm điện của halogen và hydrogen trong bảng sau: Nguyên tố H F Cl Br I Giá trị độ âm điện 2...

Công thức tính hiệu độ âm điện. Hướng dẫn cách giải/trả lời Bài 17.16 - Bài 17. Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA trang 75, 76, 77 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Giá trị độ âm điện của halogen và hydrogen trong bảng sau:

Nguyên tố

H

F

Cl

Br

I

Giá trị độ âm điện

2,20

3,98

3,16

2,96

2,66

Dựa vào giá trị độ âm điện, sắp xếp theo thứ tự giảm dần khả năng liên kết của halogen với hydrogen. So sánh độ phân cực của các phân tử hydrogen halide.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

- Công thức tính hiệu độ âm điện: \(\Delta \chi = \left| {{\chi _2} - {\chi _1}} \right|\)

- Hiệu độ âm điện càng lớn thì liên kết phân cực càng lớn

Answer - Lời giải/Đáp án

- Từ Fluorine đến Iodine, độ âm điện giảm dần => Khả năng liên kết với nguyên tử hydrogen giảm dần => Thứ tự giảm dần khả năng liên kết: F2 > Cl2 > Br2 > I2

Hydrogen halide

HF

HCl

HBr

HI

\(\Delta \chi = \left| {{\chi _2} - {\chi _1}} \right|\)

3,98 - 2,20 = 1,78

3,16 - 2,20 = 0,96

2,96 - 2,20 = 0,76

2,66 - 2,20 = 0,46

=> Độ phân cực của phân tử hydrogen halide giảm dần theo thứ tự: HF > HCl > HBr > HI

Advertisements (Quảng cáo)