Câu hỏi/bài tập:
Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản thứ 3 trên thế giới, sau Na Uy và Trung Quốc (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 12/2021), xuất khẩu tới hơn 170 nước trên thế giới, trong đó có thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu, được xem là thị trường khó tính, nên tiêu chuẩn chất lượng được kiểm soát chặt chẽ trước khi nhập nguyên liệu và sau khi thành phẩm, đóng gói. Trong danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về dư lượng chlorine không vượt quá 1 mg/L (chlorine sử dụng trong quá trình sơ chế nguyên liệu để diệt vi sinh vật).
Phương pháp chuẩn độ iodine-thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorine trong thực phẩm theo phương trình: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2.
I2 được nhận biết bằng hồ tinh bột, I2 bị khử bởi dung dịch chuẩn sodium thiosulfate theo phương trình: I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6.
Dựa vào thể tích dung dịch Na2S2O3 phản ứng, tính được dư lượng chlorine trong dung dịch mẫu.
Tiến hành chuẩn độ 100 mL dung dịch mẫu bằng dung dịch Na2S2O3 0,01 M, thể tích Na2S2O3 dùng hết 0,28 mL (dụng cụ chứa dung dịch chuẩn Na2S2O3 là loại microburet 1 mL, vạch chia 0,01 mL). Mẫu sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn về dư lượng chlorine cho phép để xuất khẩu không? Giải thích.
- Tính số mol Na2S2O3 -> số mol Cl2 -> khối lượng Cl2 có trong 100ml dung dịch mẫu -> khối lượng Cl2 có trong 1 lít dung dịch mẫu -> So sánh với tiêu chuẩn
Advertisements (Quảng cáo)
- \({n_{N{a_2}{S_2}{O_3}}} = 0,01.0,28 = 2,{8.10^{ - 3}}\) mol
- Theo phương trình:
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
\(1,{4.10^{ - 3}}\) <- \(1,{4.10^{ - 3}}\)
I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6.
\(1,{4.10^{ - 3}}\) <- \(2,{8.10^{ - 3}}\)
=> \({m_{C{l_2}}} = 1,{4.10^{ - 3}}.71 = 0,0994\) mg/100ml
=> \({m_{C{l_2}}} = 0,0994.10 = 0,994\) mg/1L < 1 mg/L
=> Mẫu sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.