Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn là
A. nhân dân ta giành lại được quyền tự chủ, lật đổ chế độ đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước.
B. quân và dân ta đá đánh tan quân Nam Hán bằng trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử.
C. tiêu diệt được viên tướng giỏi của Nam Hán.
D. đập tan mọi ý đổ xàm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc.
Trả lời: A
2. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đến thế kỉ XV, quân và dân ta đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống xâm lược như:
A. hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên và chống quân Minh.
B. chống quân Chiêm Thành và Chân Lạp.
C. chống Nam Hán, chống Mông - Nguyên và quản Minh xâm lược.
D. chống Xiêm, Mãn Thanh và Chiêm Thành.
Trả lời: A
3. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất là
A. Lý Thường Kiệt. C. Lý Phật Tử.
B. Trắn Quốc Tuấn. D. Lê Hoàn.
Trả lời: D
4. Cuộc kháng chiến chống Tổng thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi
A. quân và dân Đại Cổ Việt đã chiến đấu anh dũng vói ý chí quyết tám bảo vệ nền độc lập của dán tộc.
B. quân Tống bị hao tổn binh lực do không hợp khí hậu *thuỷ thổ”
C. quân Tống nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt là phi nghĩa nên tự rút quân về nước.
D. Lê Hoàn đề nghị giảng hoà.
Trả lời: A
5. Vị tướng giỏi chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là
A. Lý Đạo Thành. C. Lý Thường Kiệt.
B. Lý Công uẩn. D. Trần Quốc Tuấn.
Trả lời: C
6. Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương
Advertisements (Quảng cáo)
A. vườn không nhà trống.
B. nhà nhà giết giặc, người người giết giặc.
C. ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.
D. kết hợp ba thứ quân : cấm binh, ngoại binh và hương binh.
Trả lời: C
7. Quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đánh bại 30 vạn quân Tống xâm lược tại
A. biên giới phía Bắc. C. thành cổ Loa.
B. cửa sông Bạch Đằng. D. phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
Trả lời: D
8. Thế kỉ XIII, giặc Mông - Nguyên ba lần xâm lược nước ta vào các năm
A. 1258, 1275, 1288. C. 1258, 1285, 1287 - 1288.
B. 1254, 1258,1278 - 1279. D. 1285, 1287, 1288.
Trả lời: C
9. Để đối phó với giặc, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách
A. ngụ binh ư nông. C. vườn không nhà trống.
B. tiên phát chế nhân. D. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
Trả lời: C
10. Tên những trận đánh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên là
A. Đông Bộ Đẩu, Kiếp Bạc, Côn Sơn, Chi Lăng.
B. Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
C. Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang.
D. Ngọc Hồi, Đống Đa, Đông Quan.
Trả lời: B
11. Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn ?
A. Triều Nguyễn. C. Triều Mạc.
B. Triều Lê D. Triều Trần
Trả lời: B