Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử lớp 10 Bài tập 6 trang 92 Sách bài tập Sử 10: So sánh...

Bài tập 6 trang 92 Sách bài tập Sử 10: So sánh và rút ra nhận xét về hai cuộc kháng chiến chống quân Tống...

So sánh và rút ra nhận xét về hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược trong lịch sử dân tộc.. Bài tập 6 trang 92 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10 – Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

Advertisements (Quảng cáo)

So sánh và rút ra nhận xét về hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược trong lịch sử dân tộc.

– Hai cuộc kháng chiến chống Tống trong lịch sử dân tộc là :……………….

– Giống nhau:……………….

– Khác nhau:……………….

– Nhận xét:……………….

– Hai cuộc kháng chiến chống Tống trong lịch sử dân tộc là : Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

– Giống nhau: Đều chung kẻ thù là quân Tống

– Khác nhau:

+ Về Nguyên nhân:

Thời Tiền Lê: Nhà Tống thấy Đại Việt suy yếu nên tổ chức chiến tranh hòng xâm lược

Thời Lý: Nhà Tống tổ chức xâm lược để dùng chiến thắng bên ngoài. Tạo uy danh trong nước, giải quyết khó khăn trong nước.

+ Về lãnh đạo:

Thời Tiền Lê: Lê Hoàn

Thời Lý: Lý Thường Kiệt

+ Về Diễn biến:

Advertisements (Quảng cáo)

Thời Tiền Lê:

 – Chờ giặc vào và bày trận đánh

– Lập phòng tuyến và đóng cọc trên sông bạch đằng. nhưng trận chiến kéo dài lẻ tẻ. Không bằng chiến thắng trên sông bạch đằng. Sự phối hợp giữa các cánh quân chưa tốt. Nhưng nhờ tài cầm quân của Lê Hoàn quân ta vẫn đại thắng.

– Giết được chủ tướng( Hầu nhân bảo).       

Thời Lý:

– Chủ động tiến đánh sau đó mới cố thủ và lập phòng tuyến.

– Phát huy thế mạnh của chiến tranh phục kích. Phố hợp nhuần nhuyễn giữa các đạo quân.

– Chủ tướng còn sống ( Chủ động rút quân về do không thể kéo dài chiến tranh).

– Nhận xét:

+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.

+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.