I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Quốc hiệu của nước ta do Đinh Tiên Hoàng đặt sau khi lên ngôi Hoàng đế là
A. Đại Việt. C. Việt Nam.
B. Đại Cổ Việt. D.Vạn Xuân.
Trả lời: B
2. Nước ta có quốc hiệu Đại Việt vào năm
A. 938.
B. 1010.
C. 1054.
D. 1075.
Trả lời: C
3. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là
A. Hình luật.
B. Hình thư.
C. Quốc triều hình luật.
D. Hoàng Việt luật lệ
Trả lời: B
4. Địa điểm mà nhà Lý cho mở bến cảng để buôn bán với thương nhân nước ngoài là
A. Vân Đồn (Quảng Ninh). C. Hải Phòng.
B. Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh). D. Phố Hiến (Hưng Yên).
Trả lời: A
Advertisements (Quảng cáo)
5. Triều đại phong kiến đã chủ trương hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán với nước ngoài là
A. Tiền Lê. C. Trần.
B. Lý. D. Lê.
Trả lời: D
6. Triều đại phong kiến đã cho xây dựng đê sông từ đầu nguồn đến cửa biển là
A.Tiền Lê C. Trần.
B. Lý. D. Lê.
Trả lời: C
II.Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Trình bày khái quát sự hình thành nhà nước phong kiến thời Ngô - Đinh - Tiến Lê.
Trả lời:
- Năm 939, sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyến xưng vuong. đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)ễ Năm 944, Ngô Quyến mất, nhà Ngô suy vong, dẫn đến "loạn 12 sứ quân”.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp loạn và thống nhất đất nướcắ ồng lẻr ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cổ Việt và chuyển kinh đô về Hoa Lư (Ninh Bình
- Tiếp nối nhà Đinh, nhà Tiền Lê đã xây dựng nên một nhà nước quân chủ sơ khai. Ở trung ương gồm 3 ban. Văn ban, Võ ban và Tăng ban. cả nước được chia làm 10 đạo Quân đội được tổ chức lại và xây dựng theo hướng chính quy.
Mặc dù chỉ là nhà nước quân chủ sơ khai nhưng nhà nước thời Đinh - Tiền Lê đã đặt cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước quân chủ ở các trié- đại sau.
Câu 2 (2 điểm). Dưới các trỉều đại phong kiến ở các thế kỉ XI - XV, luật pháp từng bước được hoàn thiện như thế nào ?
- Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hỉnh thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Thời Trần có bộ Hình luật, thời Lê sơ có bộ Luật Hồng Đức (hay Quốc triều hình luật) - bộ luật hoàn chỉnh và tiến bộ nhất dưới chế độ phong kiến. Với 722 điều 16 chương, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, bộ luật đã đề cập đến” mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá.
Câu 3 (2 điểm). Phân tích tác dụng của những cuộc khỏi nghĩa nông dân ở cuối mỗi triều đại phong kiến.
- Đẩy nhanh sự sụp đổ của triều đại phong kiến đã bước vào thời kì suy đồi.
- Góp phần quan trọng vào việc xác lập triều đại phong kiến mới tiến bộ hơn, thúc đẩy sự phát triển đi lên của chế độ phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X - XV.