Trang chủ Lớp 10 SBT Ngữ văn 10 (sách cũ) Khái quát lịch sử tiếng Việt – SBT Văn 10 tập 2:...

Khái quát lịch sử tiếng Việt - SBT Văn 10 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 26...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 26 SBT Ngữ văn 10 tập 2. Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

1. Bài tập 1, trang 40, SGK.

Các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán trong tiếng Việt :

- Vay mượn trọn vẹn chữ Hán chỉ Việt hoá mặt âm đọc và viết theo hệ chữ La-tinh như hiện nay : cách mạng, chính phủ... Tìm thêm các ví dụ khác.

- Rút gọn : thừa trần -» trần... Tìm thêm các ví dụ khác.

- Đảo vị trí các yếu tố trong từ : nhiệt náo -» náo nhiệt, thích phóng -» phóng thích... hoặc đổi yếu tố : an phận thủ kỉ -» an phận thủ thường... Tìm thêm các ví dụ khác.

- Đổi nghĩa hay mở rộng, thu hẹp nghĩa : phương phi (hoa cỏ thơm tho -» béo tốt), bồi hồi (đi đi lại lại -» bồn chồn), đinh ninh (dặn dò yên chí, tin chắc)... Tìm thêm các ví dụ khác.

- Dịch nghĩa : không phận -» vùng trời, thiết giáp -» bọc thép, khốn nạn : nghèo khổ không có nghĩa xấu -» có nét nghĩa xấu : hèn mạt, không có nhân cách...Tìm thêm các ví dụ khác.

- Tạo từ mới bằng các yếu tố tiếng Hán : sản xuất, bồi đắp, binh lính... Tìm thêm các ví dụ khác.

2. Bài tập 2, trang 40, SGK.

Chữ quốc ngữ có nhiều ưu điểm. Một số ưu điểm nổi bật :

- Là thứ chữ ghi âm, nên không phụ thuộc vào nghĩa. Âm thanh thì hữu hạn hơn so với ý nghĩa, nên số lượng kí hiệu chữ viết không quá lớn.

- Là thứ chữ ghi âm vị chứ không phải ghi âm tiết, nên số lượng chữ cái để ghi âm vị rất ít vì số lượng âm trong mỗi ngôn ngữ đều ở mức thấp. Muốn ghi âm tiết thì ghép chữ cái lại. (Ví dụ, tiếng Việt có hơn 50 âm vị, chỉ dùng hơn 20 chữ cái với các dấu phụ).

- Muốn viết và đọc chữ quốc ngữ, cần theo quy tắc đánh vần. Do đó, chữ quốc ngữ dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ.

- Có thể ghi tất cả các âm thanh mới lạ, ngay cả khi không biết nghĩa của âm thanh.

3. Bài tập 3, trang 40, SGK.

Ví dụ minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học :

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây : sin, cô-sin, tang, cô-tang, véc-tơ, am-pe, vôn... Tìm thêm ví dụ ở các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học.

- Vay mượn thuật ngữ qua tiếng Trung Quốc (âm Hán Việt) : ngôn ngữ, văn học, chính trị, chủ ngữ, vị ngữ, cú pháp, trung tuyến, trung trực, phân giác, chữ nhật, bán kính, tâm điểm... Tìm thêm các ví dụ khác.

- Đặt thuật ngữ thuần Việt: góc nhọn, góc tù, góc bẹt, đường chéo, đường tròn, đỉnh... Tìm thêm các ví dụ khác.

4. Đọc câu thơ sau :

                                                                          Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

                                                                          Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.

(Chinh phụ ngâm)

- Xác định từ Hán Việt trong câu thơ.

- Tìm các từ khác có tiếng tử, tiếng , tiếng chinh, tiếng phu cùng nghĩa với các tiếng tương ứng trong câu thơ.

Trong hai câu thơ của Chinh phụ ngâm, có hai từ Hán Việt rõ nhất là :

tử sĩ: người lính bị chết trong chiến trận.

chinh phu : người đàn ông đi ra trận thời phong kiến.

Một số từ có :                                      

Advertisements (Quảng cáo)

- tiếng tử (chết) : tử trận, tử vong, tử thần, tử thi, tử thủ...

- tiếng  (lính) : sĩ tốt, sĩ quan, tướng sĩ, liệt sĩ, dũng sĩ, quân sĩ...

- tiếng chinh (đánh trận) : chinh chiến, chinh phụ, chinh phục, chỉnh phạt, chinh an...

- tiếng phu (đàn ông) : phu quân, phu thê, sĩ phu...

5. Theo anh (chị), chữ quốc ngữ có nhược điểm gì không ? Hãy nêu một số ví dụ về nhược điểm của chữ quốc ngữ.

Chữ quốc ngữ mặc dù là thứ chữ ưu việt, nhưng có một số nhược điểm :

- Chưa triệt để theo nguyên tắc ghi âm vị: có trường hợp dùng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau : chữ g (âm gờ trong tiếng gà và âm gi trong cụm từ làm gì), hoặc một âm viết bằng nhiều chữ khác nhau (c, k, q ,g, gh, ng, ngh ; d, gi).

- Ngoài ra, việc dùng nhiều dấu phụ, dấu thanh, ghép hai ba con chữ để ghi một âm cũng gây rắc rối trong khi viết, in ấn...

Tuy nhiên, những nhược điểm này không ảnh hưởng lớn đến việc thể hiện nội dung.

6. Trong hai câu văn sau đây, những từ nào là từ Hán Việt ? Hãy tìm hiểu nghĩa của chúng.

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia)

Những từ Hán Việt trong hai câu văn và nghĩa của chúng là :

Hiền tài : người tài cao, học rộng và có đạo đức.

Nguyên khí: khí chất ban đầu tạo nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

Quốc gia : đất nước.

Thịnh : phát triển tốt đẹp.

Thế : tổng thể các mối tương quan tạo thành điều kiện chung cho sự vật, hiện tượng.

Suy : yếu, không phát triển.

Thánh đế : vua tài năng.

- Minh vương : chúa sáng suốt.

Bồi dưỡng : làm cho tăng cường sức lực, trí lực hay phẩm chất.

Nhân tài : người tài giỏi.

 : người trí thức thời phong kiến.

7. Cái thú vị của vế đối sau (chưa có vế đối lại) là dùng một số từ Hán Việt và từ (hay cụm từ) thuần Việt tương đương về nghĩa. Hãy tìm và giải nghĩa những từ (cụm từ) đó :

Cha con thầy thuốc về làng, quảy một gánh hồi hương phụ tử.

Vế câu đối này nói về cha con thầy thuốc (đông y) nên có dùng hai từ chỉ các vị thuốc : hồi hương, phụ tử. Nhưng hai từ này còn có từ đồng âm : hồi hương là về làngphụ tử là cha con.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)