Câu hỏi/bài tập:
Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dần đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng là
A. 15 kg.m/s. B. 7 kg.m/s. C. 12 kg. m/s. D. 21 kg.m/s.
Áp dụng công thức tính gia tốc của chuyển động: a = \(\frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\).
Tính vận tốc của vật sau đó 3s: v = v0 + at.
Advertisements (Quảng cáo)
Áp dụng công thức tính động lượng: p = mv.
Ta có gia tốc của chuyển động là: a = \(\frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)= \(\frac{{7 - 3}}{4}\) = 1 m/s2.
Vận tốc của vật sau 3 s tiếp theo là: v = v0 + at = 7 + 1.3 = 10 m/s.
Động lượng của vật khi đó là: p = m.v = 1,5.10 = 15 kg.m/s.
Chọn đáp án A.