II. CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU
Câu 1:
a. Trong "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", tác giả dân gian kể:
- Chuyện về tình cha con: là câu chuyện về nỗi đau đớn của người cha khi dứt ruột kết liễu đứa con mình vì cô công chúa ngây thơ đã vô tình có tội với dân với nước.
- Chuyện về tình vợ chồng chung thủy: là câu chuyện về mối tình ngang trái nhưng son sắt thủy chung của Trọng Thủy - Mị Châu. Hai vợ chồng tuy đứng ở hai bên chiến tuyến nhưng tình cảm của họ vẫn vô cùng sâu nặng. Vì thế mà họ đã sống chết thủy chung với lời thề.
- Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa: trong câu chuyện này, tác giả dân gian muốn giả thích một cách "nhẹ nhàng” nỗi đau mất nước và nhấn mạnh tinh thần cảnh giác, phê phán tính chủ quan trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau là một sự việc tiêu biểu trong truyền thuyết này. Trong sự việc ấy có hai chi tiết được coi là quan trọng. Chi tiết Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu: "...Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?” và chi tiết Mị Châu đáp lời: "Thiếp có áo lông ngỗng, đi đến đâu sẽ rứt lông ngỗng rắc ở ngã ba đường”. Hai chi tiết này đều là những mốc quan trọng góp phần vào việc dẫn dắt sự phát triển của câu chuyện. Chi tiết 1 như là sự báo trước về cuộc chiến tranh sẽ xẩy ra. Còn chi tiết 2 lôgíc với phần sau của truyện. Có chi tiết này mới có chuyện Trọng Thuỷ biết dấu đuổi theo, cha con An Dương Vương cùng đường và đều phải tìm đến cái chết.
Giả sử ta bỏ không kể sự việc này hoặc bỏ chi tiết "Mị Châu rắc lông ngỗng” thì câu chuyện chắc chẵn sẽ không tiếp nối được. Bởi sự việc ấy và chi tiết này là tiền đề cho các sự việc và chi tiết tiếp theo.
Câu 2:
Có thể kể tiếp câu chuyện anh con trai lão Hạc trở về theo gợi ý sau:
- Anh con trai về, nghe ông giáo kể về cha.
Sự việc trọng tâm là ông lão đã sống như thế nào và ông lão đã giữ mảnh vườn ra sao ? Có thể kể các chi tiết:
● Lão Hạc đau khổ khi phải bán chú chó vàng
● Làng mất vè sợi, Lão Hạc phải ăn củ chuối, sung luộc để sống.
● Lão Hạc bòn tiền gửi ông giáo để lo việc tang ma.
● Cái chết đau đớn đầy tự trọng của Lão Hạc.
● Ông giáo trao kỉ vật cho cậu con trai.
- Cùng ông giáo, anh con trai xúc động ra viếng mộ cha. Có thể kể theo các chi tiết:
● Nói với cha về những năm tháng vất vả của đời mình.
● Ân hận vì đã bỏ ra đi.
● Hứa với cha sẽ sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của cha.
Advertisements (Quảng cáo)
- Anh con trai lão Hạc gửi lại ông giáo những di vật và ra đi.
Sự việc chính là giải thích cho ông giáo nghe lí do của cuộc ra đi. Chọn các chi tiết kể sau:
● Cảm ơn ông giáo vì đã quan tâm giúp đỡ cha mình.
● Kể cho ông giáo biết anh đã giác ngộ và là một người cách mạng.
● Xin gửi lại ông giáo những kỉ vật của cha để lại tiếp tục ra đi chiến đấu.
● Hứa hẹn ngày về.
Tham khảo:
Khi anh đến, ông giáo nhìn anh, ngờ ngợ chẳng nhận ra. Anh bảo anh là con trai lão Hạc. Thế là ông giáo vội vàng chảy lại, nắm tay anh kéo vào nhà, vỗi vã hỏi chuyện. Anh kể lại thời gian chìm nổi vừa qua của mình. Rồi anh hỏi ông giáo về những ngày còn sống của cha. Nhắc tới lão Hạc, ông giáo nghẹn ngào nước mắt. (...) Lời kể của ông thường bị đứt quãng, vì xúc động. Anh nghe mà lòng như xát muối, đau đớn và thương xót cha vô cùng.
Câu 3.
Những công việc cần thiết khi chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:
- Xác định mục đích của việc lựa chọn (để kể lại, để viết bài văn tự sự hoặc để làm dẫn chứng cho một việc làm nào đó…).
- Xác định đề tài của văn bản: Kể về một trận đánh, về tình mẹ con, vợ chồng, ..vv..
- Dự kiến cốt truyện
+ Cốt truyện truyền thống, thường gồm các phần: Trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút).
+ Cốt truyện phóng khoáng kiểu hiện đại: Là cốt truyện không theo lôgíc kể trên, có thể đảo lộn hoặc thiếu một phần nào đó hoặc có loại tự sự mà không có… chuyện (chỉ miêu tả những dòng cảm xúc).
- Cuối cùng ta hãy chia cốt truyện thành các đoạn, mỗi đoạn chọn một vài sự việc, chi tiết tiêu biểu nổi bật.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1:
a. Không thể bỏ qua sự việc "hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống” vì chi tiết này có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc đoạn. Nếu không có sự việc ấy thì chắc người làng và đám trẻ kia sẽ không bao giờ "nhận ra” vẻ đẹp của hòn đá. Nó chắc sẽ vẫn cứ nằm đấy xấu xí, xù xì và vô dụng mà thôi sự việc này làm đổi thay tiến trình của truyện. Đồng thời, chính nó tạo ra nội dung tư tưởng của bài văn.
b. Từ sự việc này có thể rút ra bài học: Khi lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu để kể chuyện hoặc để viết bài văn tự sự cần cân nhắc kĩ càng và thận trọng. Các sự việc chi tiết được chọn, phải đảm bảo yêu cầu về sự quan trọng và nổi bật, phải góp phần dẫn dắt cốt truyện, phải tô đậm tính cách của nhân vật, tạo ra sự hấp dẫn và tập trung vào chủ đề của bài văn.
Câu 2:
- Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về kể về cuộc gặp mặt của Uy-lít-xơ với người vợ sau hai mươi năm xa cách.
- Ở phần cuối đoạn trích, Hô-me-rơ đã chọn sự việc Pê-nê-lốp thử chồng bằng bí mật của chiếc giường. Sự việc này có các chi tiết tiêu biểu: Pê-nê-lốp nhờ nhũ mẫu khiêng giường ra khỏi phòng. Uy-lít-xơ giật mình hỏi lại, sau đó nói rõ đặc điểm của chiếc giường mà chỉ có ha vợ chồng mới biết. Nhờ vậy, Pê-nê-lốp nhận ra chồng trong niềm xúc động nghẹn ngào.
Với cách chọn lựa trên, Hô-me-rơ đã thành công trong nghệ thuật kể chuyển. Tạo ra một tác phẩm vô cùng hấp dẫn, đầy kịch tính, cuốn hút với những nhân vật điển hình, mang đậm nét sử thi.