Trang chủ Lớp 10 Soạn văn 10 (sách cũ) Soạn văn 10: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Tính hình tượng...

Soạn văn 10: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật thường được tạo ra bởi rất nhiều những phương tiện tu từ, nhưng phổ biến và...

Soạn văn 10: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.          (Ca dao). Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 1: Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật thường được tạo ra bởi rất nhiều những phương tiện tu từ, nhưng phổ biến và hiệu quả nhất vẫn là các biện pháp như: ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, thậm xưng, ... và đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ.

Ví dụ:

- Biện pháp nhân hóa:

Bỗng nhận ra hương ổi,

Phả vào trong gió se.

Sương chùng chình qua ngõ,

Hình như thu đã về.

         (Sang thu, Hữu Thỉnh)

- So sánh:

   Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi,

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

         (Ca dao)

- Ẩn dụ:

Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

         (Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

- Thậm xưng:

   Con rận bằng con ba ba,

Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.

         (Ca dao hài hước) 

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2:

Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá)của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản vì:

- Đặc trưng cơ bản của sáng tạo nghệ thuật là xây dựng hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới khách quan và sự cảm nhận chủ quan về thế giới ấy của người nghệ sĩ. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì thế, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

- Bản thân hình tượng ngôn ngữ đã chứa đựng những yếu tố gây cảm xúc, truyền cảm và cách lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng hình tượng cũng đã thể hiện cá tính sáng tạo của người lựa chọn.

Câu 3:

a. Điền từ canh cánh hoặc thấm đượm

b. Dòng 3: vãi

    Dòng 4: triệt

Câu 4:

- Về từ ngữ:

    + Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng nên hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơm gió hắt hiu, nước biếc, khói phủ, bóng trăng, ... => Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại.

    + Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô. => Là những hình ảnh giản dị và quen thuộc, mang hơi hướng tả thực, mới lạ.

    + Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc. => Những hình ảnh gần gũi và thân thiết, tả thực.

- Về nhịp điệu:

    + Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3

    + Tiếng thu: 3/2 => bài này và bài thu vịnh được làm theo những thể thơ có quy định khá chặt chẽ về nhịp điệu, nên nhịp điệu thơ thường thống nhất.

    + Đất nước: 3/2; 3/4; 2/2/2; 2/3; 2/2/2. => Thể thơ tự do, cách ngắt nhọp linh hoạt và đa dạng.

Hình tượng mùa thu ở các tác giả khác nhau do không cùng thời đại nên cũng có những điểm khác nhau, hình tượng có thể mang tính ước lệ hoặc chân thực. Cũng từ sự khác nhau về hình tượng và cách diễn đạt, khác nhau về hình ảnh, ngôn ngữ…nên dấu ấn phong cách cá nhân ở mỗi tác giả cũng khác nhau.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Soạn văn 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)