Cho n là số tự nhiên. Xét các mệnh đề:
P: “n là một số tự nhiên chia hết cho 16”.
Q: “n là một số tự nhiên chia hết cho 8”.
a) Phát biểu mệnh đề \(P \Rightarrow Q\). Nhận xét tính đúng sai của mệnh đề đó.
b) Phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề \(P \Rightarrow Q\). Nhận xét tính đúng sai của mệnh đề đó.
Mệnh đề kéo theo \(P \Rightarrow Q\) được phát biểu là: “Nếu P thì Q”.
Advertisements (Quảng cáo)
Mệnh đề đảo của mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) là mệnh đề \(Q \Rightarrow P\), phát biểu là: “Nếu Q thì P”.
a) Phát biểu mệnh đề \(P \Rightarrow Q\): “Nếu n là một số tự nhiên chia hết cho 16 thì n là một số tự nhiên chia hết cho 8”
Mệnh đề này đúng, vì n chia hết cho 16 thì n = 16.k (\(k \in \mathbb{N}\)) thì n = 8.(2k) chia hết cho 8.
b) Phát biểu mệnh đề \(Q \Rightarrow P\): “Nếu n là một số tự nhiên chia hết cho 8 thì n là một số tự nhiên chia hết cho 16”
Mệnh đề này sai, chẳng hạn n = 8 là số tự nhiên chia hết cho 8 nhưng n không chia hết cho 16.
Chú ý
Tùy theo nội dung cụ thể, đôi khi người ta còn phát biểu mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) là: “P kéo theo Q” hay “P suy ra Q” hay “Vì P nên Q” …