Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 Kết nối tri thức Bài 9.19 trang 88 Toán 10 – Kết nối tri thức: Gieo...

Bài 9.19 trang 88 Toán 10 – Kết nối tri thức: Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để:...

Giải bài 9.19 trang 88 SGK Toán 10 – Kết nối tri thức – Bài tập cuối chương IX

Advertisements (Quảng cáo)

Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để:

a) Tổng số chấm trên hai con xúc xắc bằng 8;

b) Tổng số chấm trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 8.

Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega  \right) = 36\).

a) Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc bằng 8”

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có \(A = \left\{ {\left( {2,6} \right);\left( {3,5} \right);\left( {4,4} \right);\left( {5,3} \right);\left( {6,2} \right)} \right\}\) suy ra \(n\left( A \right) = 5\)

Vậy xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{5}{{36}}\)

b) Gọi B là biến cố: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 8”

Gọi C là biến cố: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc lớn hơn 8”

\(C = \left\{ {\left( {3;6} \right),\left( {4;5} \right),\left( {4;6} \right),\left( {5;4} \right),\left( {5;5} \right),\left( {5;6} \right),\left( {6;3} \right),\left( {6;4} \right),\left( {6;5} \right),\left( {6;6} \right)} \right\}\) suy ra \(n\left( C \right) = 10\)

Ta có: \(n\left( B \right) = n\left( \Omega  \right) – n\left( A \right) – n\left( C \right) = 21\)

Vậy xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{21}}{{36}} = \frac{7}{{12}}\).