Hai thầy trò đến dự một buổi hội thảo. Ban tổ chức xếp ngẫu nhiên 6 đại biểu trong đó có hai thầy trò ngồi trên một chiếc ghế dài. Tính xác suất đề hai thầy trò ngồi cạnh nhau.
Sử dụng công thức xác suất cổ điển \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có \(n\left( \Omega \right) = 6! = 720\). Gọi E là biến cố: “Hai thầy trò ngồi cạnh nhau”.
Công đoạn 1: Xếp hai thầy trò ngồi cạnh nhau: (1, 2); (2, 1); (2, 3); (3, 2); (3, 4); (4, 3); (4, 5); (5, 4), (5, 6) (6, 5). Có 10 cách xếp.
Công đoạn 2: Xếp 4 đại biểu vào 4 vị trí còn lại. Có 4! = 24 cách xếp.
Theo quy tắc nhân, ta có 10.24 = 240 cách xếp hai thầy trò ngồi cạnh nhau. Vậy n(E) = 240. Từ đó \(P\left( E \right) = \frac{{240}}{{720}} = \frac{1}{3}\)