Câu hỏi/bài tập:
Một học sinh cân 1,062 g NaOH rắn rồi pha thành 250 mL dung dịch A.
a) Tính nồng độ CM của dung dịch A.
b) Lấy 5,0 mL dung dịch A rồi chuẩn độ với dung dịch HCl 0,1 M thì thấy hết 5,2 mL. Tính nồng độ dung dịch A từ kết quả chuẩn độ trên.
c) Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc sai khác nồng độ dung dịch A trong câu a và b.
a) Sử dụng công thức: CM=nNaOHVddA
b) Chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl:
Nồng độ dung dịch NaOH: CNaOH=VHCl.CHClVNaOH
c) Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sai số trong quá trình chuẩn độ:
+ Sai số do phương pháp hay quy trình chuẩn độ: phản ứng hoá học không hoàn toàn, chỉ thị đổi màu khi chưa đến điểm tương đương …
Advertisements (Quảng cáo)
+ Sai số do dụng cụ như: dụng cụ chưa được rửa sạch, dụng cụ chưa được chuẩn hoá…
+ Sai số do người làm thí nghiệm: mắt nhìn không chính xác, cẩu thả trong thực nghiệm …
+ Sai số do hoá chất không tinh khiết.
a) nNaOH=1,06240=0,2655(mol)⇒CNaOH=0,26550,25=0,1062(M)
b) VHCl = 5,2 (mL); CHCl = 0,1 (M); VNaOH = 5 (mL)
⇒CNaOH=VHCl.CHClVNaOH=5,2.0,15=0,104(M)
c) Một số nguyên nhân dẫn đến việc sai khác nồng độ dung dịch A trong câu a và b:
- Sai số vì NaOH không nguyên chất: NaOH để trong không khí ẩm, hấp thụ một lượng nhỏ CO2 trong không khí.
- Sai số do dụng cụ như: dụng cụ chưa được rửa sạch, dụng cụ chưa được chuẩn hoá…
- Sai số do người làm thí nghiệm: mắt nhìn không chính xác, cẩu thả trong thực nghiệm …