8.33. Chất A là một ancol có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn m gam A, người ta thu được 2,24 lít C02 (đktc) và 2,25 g H20. Mặt khác, nếu cho 18,55 g A tác dụng hết với natri, thu được 5,88 lít H2 (đktc).
1. Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của chất A.
2. Tính giá trị m.
1. Số mol \(C{O_2}\) = \(\frac{{2,24}}{{22,4}}\) = 0,1 (mol).
Số mol H20 = \(\frac{{2,25}}{{18}}\) =0,125 (mol).
Khi đốt ancol A, số mol H20 tạo thành > số mol C02. Vậy, A phải là ancol no, mạch hở. A có dạng CnH2n+2-x(OH)x hay CnH2n+2Ox.
\({C_n}{H_{2n + 2}}{O_x} + \frac{{3n + 1 - x}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O\)
Theo đầu bài ta có : \(\frac{n}{{n + 1}} = \frac{{0,1}}{{0,125}}\) \( \Rightarrow \) n = 4.
\({C_4}{H_{10 - x}}{(OH)_x} + xNa \to {C_4}{H_{10 - x}}{(ONa)_x} + \frac{x}{2}{H_2}O\)
Advertisements (Quảng cáo)
Theo phương trình : Cứ (58 + 16x) g A tạo ra 0,5000x mol H2.
Theo đầu bài : Cứ 18,55 g A tạo ra \(\frac{{5,88}}{{22,4}}\) = 0,2625 mol H2.
\( \Rightarrow \frac{{58 + 16{\rm{x}}}}{{18,55}} = \frac{{0,5{\rm{x}}}}{{0,2625}} \Rightarrow x = 3\)
CTPT của A là C4H10O3.
Theo đầu bài A có mạch cacbon không nhánh ; như vậy các CTCT thích hợp là
butan-1,2,3 triol
và butan-1,2,4-triol.
2. Để tạo ra 0,1 mol C02 ; số mol A cần đốt là : \(\frac{{0,1}}{4}\) = 0,025 (mol).
Như vậy : m = 0,025.106 = 2,65 (g).