Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa lớp 11 Bài tập 8.34 trang 63 SBT môn Hóa 11: Một bình kín...

Bài tập 8.34 trang 63 SBT môn Hóa 11: Một bình kín dung tích 5,6 lít có chứa hỗn hợp hơi của hai ancol...

Một bình kín dung tích 5,6 lít có chứa hỗn hợp hơi của hai ancol đơn chức. Bài tập 8.34 trang 63 sách bài tập(SBT) hóa học 11 – Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất Halogen Ancol Phenol

Advertisements (Quảng cáo)

8.34*. Một bình kín dung tích 5,6 lít có chứa hỗn hợp hơi của hai ancol đơn chức và 3,2 g 02. Nhiệt độ trong bình là 109,2°C, áp suất trong bình là 0,728 atm.

Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hai ancol, sau phản ứng nhiệt độ trong bình là 136,5°C và áp suất là p atm.

Dẫn các chất trong bình sau phản ứng qua bình (1) đựng H2S04 đặc (dư), sau đó qua bình (2) đựng dung dịch NaOH (dư), thấy khối lượng bình (1) tăng 1,26 g, khối lượng bình (2) tăng 2,2 g.

1. Tính p, biết rằng thể tích bình không đổi.

2. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, phần trăm khối lượng và gọi tên từng chất trong hỗn hợp ancol biết rằng số mol của ancol có phân tử khối nhỏ hn gấp 2 lần số mol của ancol có phân tử khối lớn hơn.

1. Đổi thể tích hỗn hợp khí trong bình trước phản ứng về đktc :

\({V_o} = \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}}.\frac{{{T_o}}}{{{p_o}}} = \frac{{0,728.5,6}}{{273 + 109,2}}.\frac{{273}}{1}\) = 2,912 (lít)

Số mol các chất trong bình trước phản ứng là : \(\frac{{2,912}}{{22,4}}\) = 0,13 (mol).

Số mol 02 = \(\frac{{3,2}}{{32}}\) = 0,1 (mol) \( \Rightarrow \) Số mol 2 ancol = 0,13 – 0,1 = 0,03 (mol).

Khi 2 ancol cháy :

\(\begin{array}{l}
{C_x}{H_y}O + (x + \frac{y}{4} – \frac{1}{2}){O_2} \to xC{O_2} + \frac{y}{2}{H_2}O\\
{C_{x’}}{H_{y’}}O + (x’ + \frac{{y’}}{4} – \frac{1}{2}){O_2} \to x’C{O_2} + \frac{{y’}}{2}{H_2}O\\
{H_2}S{O_4} + n{H_2}O \to {H_2}S{O_4}.n{H_2}O\\
2NaOH + C{O_2} \to N{a_2}C{O_3} + {H_2}O
\end{array}\)

Số mol H20 là : \(\frac{{1,26}}{{18}}\) = 0,07 (mol) ;

Số mol \(C{O_2}\) là : \(\frac{{2,2}}{{44}}\) = 0,05 (mol).

Theo định luật bảo toàn khối lượng :

\({m_{{O_2}du}} = {m_{{O_2}ban{\rm{d}}au}} + {m_{Ot{\rm{r}}ong{\rm{a}}ncol}} – {m_{Ot{\rm{r}}ong{H_2}O}} – {m_{Ot{\rm{r}}ongC{O_2}}}\)

= 3,2 + 0,03.16 – 0,07.16 – 0,05.32 = 0,96 (g).

Số mol 02 còn dư : \(\frac{{0,96}}{{32}}\) = 0,03 (mol).

Tổng số mol các chất trong bình sau phản ứng :

0,07 + 0,05 + 0,03 = 0,15 (mol).

Thể tích của 0,15 mol khí ở đktc là : V0 = 0,15.22,4 = 3,36 (lít).

Thực tế, sau phản ứng V = 5,6 lít.

\(\frac{{pV}}{T} = \frac{{{P_o}V{‘_o}}}{{{T_o}}} \Rightarrow p = \frac{{{P_o}V{‘_o}}}{{{T_o}}}.\frac{T}{V} = \frac{{1.3,36}}{{273}}.\frac{{(273 + 136,5)}}{{5,6}} = 0,9(atm)\)

2. Giả sử CxHyO có PTK nhỏ hơn Cx’Hy’O ; như vậy số mol CxHyO sẽ là 02 và số mol Cx’Hy’O là 0,01.

Số mol C02 sẽ là 0,02x + 0,01x’ = 0,05 (mol) hay 2x + x’ = 5.

x và x’ là số nguyên : x = 1 ; x’ = 3

hoặc x = 2 ; x’ = 1

Cặp x = 2 ; x’ = 1 loại vì trái với điều kiện : CxHyO có PTK nhỏ hơn Cx’Hy’O

Vậy, một ancol là \(C{H_4}O\) và chất còn lại \({C_3}{H_{y’}}O\).

Số mol H20 là 0,02.2 + 0,01.\(\frac{{y’}}{2}\) = 0,07 (mol).

\( \Rightarrow \) y’ = 6 \( \Rightarrow \) Ancol còn lại là C3H60.

% về khối lượng của \(C{H_4}O\) hay CH3 – OH (ancol metylic) :

\(\frac{{0,02.32}}{{0,02.32 + 0,01.58}}\).100% = 52,46%.

% về khối lượng của C3H60 hay CH2 = CH – CH2 – OH (ancol anlylic) : 100,00% – 52,46% = 47,54%.