Trang chủ Lớp 11 SBT Lịch sử lớp 11 (sách cũ) Bài tập 8 trang 36 Sách bài tập (SBT) Sử 11: Trong...

Bài tập 8 trang 36 Sách bài tập (SBT) Sử 11: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật...

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.. Bài tập 8 trang 36 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

BÀI TẬP 8: Trình bày những nét lớn về tình hình các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và nèu đặc điểm phong trào đấu tranh của nhân dân châu Á giai đoạn này.

Những nét lớn về tình hình các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

* Nhật Bản:

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

- Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.

- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng: (Đài Loan, Trung Quốc, Nga)

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động.

- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến”

* Ấn Độ:

- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu,các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.

- Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

- Những chính sách cai trị của thực dân Anh đã dẫn đến hậu quả:

             + Kinh tế giảm sút, bần cùng

             + Đời sống nhân dân người dân cực khổ

Advertisements (Quảng cáo)

=> Mâu thuẫn giữa đông đảo nhân dân Ấn Độ và thực dân Anh trở nên sâu sắc

* Trung Quốc:

- Sau chiến tranh thuộc phiện (1840-1842) các nước đế quốc Âu – Mĩ xâu xé Trung Quốc

- Chế độ phong kiến Mãn Thanh đang suy yếu.

=>Hậu quả: xã hội Trung Quốc nổi lên 2 mâu thuẫn cơ bản:

+ Nhân dân Trung Quốc với đế quốc.

+ Nông dân với phong kiến.

+ Dẫn đến phong trào đấu tranh chống phong kiến, đế quốc.

* Các nước Đông Nam Á

     Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa trừ Xiêm là giữ được độc lập nhưng vẫn bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt. Sự xâm lược đô hộ của các nước thực dân đã gây nên những chuyển biến lớn trong xã hội, đưa đến những phong trào đấu tranh mạnh mẽ vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Đặc điểm phong trào đấu tranh của nhân dân châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi

- Hình thức đấu tranh phong phú: khởi nghĩa vũ trang, cải cách. 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Lịch sử lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)