Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 - Cánh diều Câu hỏi trang 6 SBT Sinh lớp 11 – Cánh diều: Khẳng...

Câu hỏi trang 6 SBT Sinh lớp 11 - Cánh diều: Khẳng định nào sau đây về nguyên tố vi lượng là đúng? A...

Lý thuyết về các nguyên tố vi lượng. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi trang 6 - Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 1 trang 4 - 5 - 6 - SBT Sinh lớp 11 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

1.10.

Khẳng định nào sau đây về nguyên tố vi lượng là đúng?

A. Có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng nhưng không thiết yếu đối với cây trồng

B. Tồn tại trong đất với một lượng rất nhỏ

C. Thực vật cần với một lượng rất nhỏ

D. Là các phân tử nhỏ thiết yếu với sự phát triển của thực vật

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết về các nguyên tố vi lượng

Answer - Lời giải/Đáp án

Thực vật cần với một lượng rất nhỏ

1.11.

Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động.

B. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động.

C. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế chủ động.

D. Một số ion khoáng có thể được hấp thụ vào tế bào lông hút khi có sự tiếp xúc

trực tiếp giữa hạt keo đất và lông hút.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật

Answer - Lời giải/Đáp án

A. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động.

1.12.

Sự hấp thụ nước vào dịch tế bào lông hút diễn ra khi nào?

A. Nồng độ nước trong dịch tế bào lông hút lớn hơn trong dung dịch đất.

B. Nồng độ các chất tan trong dung dịch đất lớn hơn trong dịch tế bào lông hút.

C. Nồng độ các chất tan trong dịch tế bào lông hút cao hơn trong dung dịch đất.

D. Môi trường dịch tế bào lông hút nhược trương so với dung dịch đất.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật

Answer - Lời giải/Đáp án

C. Nồng độ các chất tan trong dịch tế bào lông hút cao hơn trong dung dịch đất.

1.13.

Khẳng định nào là không đúng về sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ

Advertisements (Quảng cáo)

A. Trao đổi ion khoáng từ bề mặt của keo đất với ion khoáng trên bề mặt rễ khi

có sự tiếp xúc trực tiếp giữa rê và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

B. lon khoáng hoà tan trong nước và xâm nhập vào rễ cây theo dòng nước liên kết.

C. lon khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

D. Ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật

Answer - Lời giải/Đáp án

D. Ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

1.14.

Động lực chính của sự vận chuyển nước lên phía trên trong mạch gỗ của cây là

(1) sự thoát hơi nước ở lá.

(2) sự vận chuyển hướng tâm của các ion khoáng.

(3) áp suất rễ.

(4) lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (2) và (4).

C. (1), (3) và (4).

D. (2), (3) và (4)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Động lực của dòng mạch gỗ

Answer - Lời giải/Đáp án

C. (1), (3) và (4).

1.15.

Động lực chính của sự vận chuyển các chất trong mạch rây là

A. năng lượng sinh ra do hoạt động hô hấp của tế bảo trễ.

B. thoát hơi nước ở lá.

C. áp suất rễ.

D. chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan sử dụng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Động lực của dòng mạch rây

Answer - Lời giải/Đáp án

D. chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan sử dụng.

Advertisements (Quảng cáo)