Câu hỏi/bài tập:
Câu 34.
Cho các bộ phận sau đây: 1. Cơ ngón tay. 2. Tuỷ sống. 3. Dây thần kinh vận động. 4. Dây thần kinh cảm giác. 5. Thụ thể đau ở da. 6. Não. Trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi lỡ tay chạm vào gai nhọn là: A. 5 → 3 → 6 → 2 → 4 → 1. B. 5 → 3 → 2 → 4 → 1. C. 5 → 4 → 6 → 2 → 3 → 1. D. 5 → 4 → 2 → 3 → 1. |
5 → 4 → 2 → 3 → 1.
Khi lỡ tay chạm vào gai nhọn, tín hiệu đau từ thụ thể đau ở da chuyển về tuỷ sống theo dây thần kinh cảm giác, các neuron trong tuỷ sống gửi xung thần kinh đến cơ tay theo dây thần kinh vận động, làm cơ tay co và tay rụt lại. Do đó, trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi lỡ tay chạm vào gai nhọn là:5. Thụ thể đau ở da→4. Dây thần kinh cảm giác→2. Tuỷ sống →3. Dây thần kinh vận động→1. Cơ ngón tay.
Câu 35.
Ghép mỗi loại thụ thể với vai trò tương ứng.
Advertisements (Quảng cáo) A. 1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 5-a. B. 1-c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b. C. 1-b, 2-e, 3-d, 4-a, 5-c. D. 1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a. |
1-b: Thụ thể cơ học phát hiện các biến dạng vật lý gây ra do các dạng năng lượng cơ học.
2-e: Thụ thể hoá học phát hiện các phân tử hoá học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong máu.
3-d: Thụ thể điện từ phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường.
4-a: Thụ thể nhiệt phát hiện nóng, lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hoà thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hoà nhiệt độ cơ thể.
5-c: Thụ thể đau phát hiện tổn thương mô do tác nhân cơ học (va đập), hoá học (acid,...), điện, nhiệt (lửa,...), áp lực mạnh (do đè nén) gây ra.
C. 1-b, 2-e, 3-d, 4-a, 5-c
Câu 36.
Cho các ví dụ sau về các loại thụ thể cảm giác: 1. Các mô bị tổn thương sản sinh ra prostaglandin, prostaglandin tăng tính nhạy cảm của thụ thể gây cảm giác đau đớn. 2. Thụ thể ở dạ dày chuyển thông tin về độ dãn của dạ dày về hành não, qua đó điều chỉnh sự co bóp và tiết dịch tiêu hoá của dạ dày. 3. Thụ thể ở tế bào tuyến tụy phát hiện và điều chỉnh nồng độ glucose trong máu. 4. Rắn chuông có thụ thể nhạy cảm với tia hồng ngoại phát hiện được thân nhiệt của con mồi. 5. Protein thụ thể mở kênh Ca2+ đáp ứng với chất capsaicin (có trong hạt tiêu) có vị cay nóng. Các ví dụ trên mô tả loại thụ thể cảm giác tương ứng nào? A. 1 – thụ thể cơ học; 2 – thụ thể hoá học; 3 – thụ thể đau; 4 – thụ thể nhiệt; 5 – thụ thể điện từ. B. 1 – thụ thể hoá học; 2 – thụ thể cơ học; 3 – thụ thể đau; 4 – thụ thể nhiệt; 5 – thụ thể điện từ. C. 1 – thụ thể đau; 2 – thụ thể cơ học; 3 – thụ thể nhiệt; 4 – thụ thể điện từ; 5 – thụ thể hoá học. D. 1 – thụ thể đau; 2 – thụ thể cơ học; 3 – thụ thể hoá học; 4 – thụ thể điện từ; 5 – thụ thể nhiệt. |
1. Các mô bị tổn thương sản sinh ra prostaglandin, prostaglandin tăng tính nhạy cảm của thụ thể gây cảm giác đau đớn → thụ thể đau.
2. Thụ thể ở dạ dày chuyển thông tin về độ dãn của dạ dày về hành não, qua đó điều chỉnh sự co bóp và tiết dịch tiêu hoá của dạ dày → thụ thể cơ học.
3. Thụ thể ở tế bào tuyến tụy phát hiện và điều chỉnh nồng độ glucose trong máu → thụ thể hoá học.
4. Rắn chuông có thụ thể nhạy cảm với tia hồng ngoại phát hiện được thân nhiệt của con mồi → thụ thể điện từ.
5. Protein thụ thể mở kênh Ca2+ đáp ứng với chất capsaicin (có trong hạt tiêu) có vị cay nóng → thụ thể nhiệt.
D. 1 – thụ thể đau; 2 – thụ thể cơ học; 3 – thụ thể hoá học; 4 – thụ thể điện từ; 5 – thụ thể nhiệt.