Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Cánh diều Câu 1 trang 12 SBT Văn 11 Cánh diều tập 2: Hãy...

Câu 1 trang 12 SBT Văn 11 Cánh diều tập 2: Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lý do cho sự lựa chọn của em...

Đọc lại Kiến thức Ngữ Văn (phần nói về đặc trưng của thơ tượng trưng) để trả lời được câu. Trả lời Câu 1 trang 12, SBT Ngữ Văn 11, tập hai - Bài Đây mùa thu tới trang 12 sách bài tập văn 11 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lý do cho sự lựa chọn của em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại Kiến thức Ngữ Văn (phần nói về đặc trưng của thơ tượng trưng) để trả lời được câu hỏi mà đề bài đưa ra.

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Yếu tố tượng trưng xuất hiện rõ nhất trong thơ qua biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Trong Đây mùa thu tới, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được thể hiện qua dòng thơ: “Đã nghe rét mướt luồn trong gió”. Trong câu thơ này: “rét mướt” (xúc giác) vốn vô hình đã được thính giác hóa (nghe) và thị gíac hóa (luồn). Trong nhận thức thông thường: gió và rét gắn liền với nhau. Câu thơ của Xuân Diệu tách gió và rét làm hai thực thể riêng biệt. Cái rét vì thế được miêu tả trong trạng thái ẩn tàng, giấu mặt.

Để làm rõ hơn nét độc đáo này, có thể so sánh câu thơ của Xuân Diệu với câu thơ của Nguyễn Khuyến (cũng tả cái lạnh của mùa thu): “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” hoặc câu thơ của Đỗ Phủ: “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm/ Vu sơn vu giáp khí tiêu sâm” (“Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong/ Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt”).