Câu hỏi/bài tập:
Tìm ý cho đề văn sau:
Trong Trái tim Đan-kô, Go-rơ-ki viết: “Đan-kô là một người trong bọn họ, một chàng trai trẻ đẹp. Những người đẹp bao giờ cũng can đảm”. Còn nhà văn Nguyễn Khải trong truyện Một người Hà Nội thì viết: “Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”.
Từ các nhân vật Đan-kô (Trái tim Đan-kô), cô Hiền (Một người Hà Nội), em hãy phân tích, làm rõ những triết lý trên.
Từ những phân tích, tìm hiểu nội dung của bản thân về hai truyện ngắn Trái tim Đan-kô và Một người Hà Nội, đưa ra những ý chính để làm sáng tỏ nhận định đề bài đưa ra.
Mở đầu:
- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Trái tim Đan-kô và Một người Hà Nội cùng tác giả Go-rơ-ki và Nguyễn Khải.
- Nêu quan điểm của bản thân về nhận định mà đề bài đã nêu trên.
Thân bài:
- Triết lí: “Đan-kô là một người trong bọn họ, một chàng trai trẻ đẹp. Những người đẹp bao giờ cũng can đảm”.
+ Giải thích, làm sáng tỏ ý nghĩa của triết lí.
+ Lập luận, phân tích chứng minh triết lý đó là đúng. Tập trung phân tích về vẻ đẹp trong con người, phẩm chất của Đan-kô. Đồng thời làm nổi bật hành động cao cả của nhân vật Đan-kô dám dũng cảm lấy trái tim mình soi sáng cho mọi người.
- Triết lí: “Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”.
+ Giải thích, làm sáng tỏ hơn về triết lí
+ Từ nhân vật cô Hiền, chỉ ra vẻ đẹp trong phẩm chất và con người của nhân vật: thẳng thắn, sang trọng, thanh lịch, hòa nhập không hòa tan trong sự phát triển của thời thế…. Từ đó lập luận để làm sáng tỏ ý nghĩa triết lý
Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của hai nhân vật Đan-kô (Trái tim Đan-kô), cô Hiền (Một người Hà Nội) trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.
- Đánh giá và nhấn mạnh quan điểm của bản thân đối với đánh giá đề bài đã nêu.