Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Văn 11 tập 2:...

Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Văn 11 tập 2: Giải câu 1, 2, 3 trang 114 SBT Văn...

Giải câu 1, 2, 3 trang 114 SBT Ngữ văn 11 tập 2. Hãy viết bản tóm tắt cho một trong những văn bản nghị luận sau. Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận SBT Ngữ văn 11 tập 2 – Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Advertisements (Quảng cáo)

1. Hãy viết bản tóm tắt cho một trong những văn bản nghị luận sau:

a) Chiếu cầu hiền (Ngữ văn 11, tập một)

b) Xin lập khoa luật (Ngữ văn 11, tập một).

c) Về luân lí xã hội ở nước ta (Ngữ văn 11, tập hai).

d) Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Ngữ văn 11, tập hai).

e) Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ngữ văn 11, tập hai).

Ví dụ : Có thể tóm tắt văn bản Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức như sau:

Trong bài Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh đã dùng tài nghị luận của mình để phê phán mạnh mẽ những người Việt Nam “Tây hoá”, “thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình”, tưởng thế là văn minh, là cao quý.

Theo ông, những người ấy đã không hiểu rằng “chỉ có những người đã hiểu biết vững một nền văn hoá rồi mới có khả năng thưởng thức một nền văn hoá ngoại bang”. Do đó, những kẻ “Tây hoá” không hề “có được một thứ văn minh nào”.

Hơn nữa, tiếng nói luôn là sức mạnh bảo vệ nền độc lập của dân tộc và là “nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. Vì thế, với mọi người Việt Nam thời ấy, vứt bỏ tiếng mẹ đẻ là “đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi”, là đồng nghĩa với việc “từ chối sự tự do”.

Nguyễn An Ninh cũng mạnh mẽ phê phán những kẻ học đòi “Tây hoá” quay lại chê bai tiếng Việt nghèo. Bởi không phải tiếng Việt nghèo mà chính những kẻ ấy nghèo về tiếng Việt. “Phải quy lỗi cho sự bất tài của con người chứ không phải cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ”.

Tác giả không phủ nhận sự cần thiết phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu. Nhưng ông cũng nhấn mạnh: Điều đó “hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ”; “thứ tiếng nước ngoài mà mình học phải làm giàu cho ngôn ngữ nựớc mình”.

2. Tóm tắt văn bản nghị luận sau đây :

GIÁ TRỊ CON NGƯỜI

Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hoá nhưng là một cây sậy có tư tưởng.

Advertisements (Quảng cáo)

Cần gì cả vũ trụ phải tòng hành nha umới đè bẹp cây sậy ấy ? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so vói vũ trụ vẫn cao hơn vì khi chết thì biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khoẻ hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khoẻ.

Vậy thì giá trị chúng ta là ở tư tưởng.

Ta tự cao dựa vào tư tưởng chứ đừng cậy ở không gian, thời gian là hai thứ chúng.ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.

Tôi không căn cứ vào không gian để tìm lấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.

(Theo Pa-xcan, bản dịch của Nghiêm Toản, trong Luận văn thị phạm, Sđd)

 Tham khảo bản tóm tắt sau:

Câu đầu tiên của bài văn nêu lên đại ý cho toàn bài: Con người yếu nhất trong tạo hoá, thế nhưng con người có tư tưởng.

Tiếp đó, tác giả đưa ra luận cứ để lần lượt chứng minh cho sự mềm yếu của con người và cái khiến cho con người mềm yếu ấy trở nên cao hon vũ trụ.

Từ đó, tác giả rút ra kết luận : “Vậy thì giá trị chúng ta là ở tư tưởng” cùng hệ quả tât yếu của kết luận trên, phải rèn tập để biết suy nghĩ cho hay, cho đúng, vì chỉ có tư tưởng, chứ không phải là đất cát, mới có thể làm cho con người trở nên giàu có, lớn lao, trong tư thế bao trùm vũ trụ.

(Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm, Sđd)

3. Tóm tắt một trong những bài văn nghị luận mà anh (chị) đã viết; qua đó, tự kiểm tra xem bài văn ấy đã thật rõ ràng, chặt chẽ và mạch lạc chưa.

Baitapsgk.net