Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý 11 Nâng cao (sách cũ) Bài 1.52 trang 15 SBT Lý 11 Nâng cao: Phương trình này...

Bài 1.52 trang 15 SBT Lý 11 Nâng cao: Phương trình này không có nghiệm....

Bài 1.52 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. \({q_1}{q_2} =  - {{{{9.10}^{ - 3}}{r^2}} \over k} =  - 6,{25.10^{ - 12}}\). CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

Bài 1.52 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Có hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện nằm cách nhau 2,5 m trong không khí. Lực tác dụng lên mỗi quả cầu bằng \(9,{0.10^{ - 3}}N.\) Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì điện tích của hai quả cầu đó bằng \( - 3,{0.10^{ - 6}}C.\) Tìm điện tích của mỗi quả cầu.

Trước hết, xét trường hợp \({q_1},{q_2}\) khác dấu. Gọi F là độ lớn của lực tương tác giữa hai quả cầu trước khi chúng tiếp xúc thì : 

\(F = {9.10^{ - 3}} =  - k{{{q_1}{q_2}} \over {{r^2}}}\)

\({q_1}{q_2} =  - {{{{9.10}^{ - 3}}{r^2}} \over k} =  - 6,{25.10^{ - 12}}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Mặt khác, ta có \({q_1} + {q_2} =  - {3.10^{ - 6}}.\) Đặt \({q_1} = {Q_1}{.10^{ - 6}},\) ta được phương trình sau : 

\(\eqalign{
& Q_1^2 + 3{Q_1} - 6,25 = 0 \cr
& {Q_{11}} = 1,4;{Q_{12}} = - 4,4 \cr
& {q_1} = {Q_{11}}{.10^{ - 6}} \approx 1,{4.10^{ - 6}}C; \cr
& {q_2} = {Q_{12}}{.10^{ - 6}}C \approx - 4,{4.10^{ - 6}}C \cr} \)

hoặc ngược lại.

Trong trường hợp \({q_1},{q_2}\) đều âm, ta có phương trình  \(Q_1^2 + 3{Q_1} + 6,25 = 0.\)

Phương trình này không có nghiệm.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Vật lý 11 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)