Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý 11 Nâng cao Bài 5.16 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng...

Bài 5.16 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao: CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ...

Bài 5.16 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Chú ý : Ta cũng có thể giải thích ngắn gọn như sau : Khi đưa cực Bắc của nam châm lại gần khung dây, theo. CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 5.16 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Một khung dây dẫn tròn được treo bằng hai sợi dây mềm như trên Hình 5.14. Đường thẳng x’x trùng với trục của khung dây. Một nam châm thẳng đặt dọc theo trục x’x, cực Bắc của nam châm gần khung dây. Tịnh tiến nam châm lại gần khung dây thì thấy khung dây bị đẩy sang bên trái. Tịnh tiến nam châm ra xa khung dây thì thấy khung dây bị hút về bên phải. Giải thích vì sao ?

Vì cực Bắc của nam châm ở gần khung dây nên khi đưa nam châm lại gần khung dây, theo quy tắc Len-xơ, dòng điện cảm ứng trong khung có chiều như Hình 5.1G. Các đường sức của dòng điện cảm ứng trong khung có chiều hướng sang bên phải như Hình 5.1G ; ta nói phía bên phải của mặt phẳng dòng điện là mặt Bắc, còn phía bên trái gọi là mặt Nam của dòng điện. Do đó cực Bắc của nam châm đẩy mặt Bắc của dòng điện.

Advertisements (Quảng cáo)

Nếu đưa nam châm ra xa khung dây, theo quy tắc Len-xơ, dòng điện cảm ứng có chiều ngược với chiều dòng điện trên Hình 5.1G. Phía bên phải của mặt phẳng dòng điện là mặt Nam của dòng điện. Khi đó cực Bắc của nam châm hút mặt Nam của dòng điện.

Chú ý : Ta cũng có thể giải thích ngắn gọn như sau : Khi đưa cực Bắc của nam châm lại gần khung dây, theo quy tắc Len-xơ, từ trường của dòng điện cảm ứng có tác dụng đẩy nam châm. Theo định luật III Niu-tơn thì nam châm cũng đẩy dòng điện. Khi đưa cựa Bắc của nam châm ra xa khung dây thì từ trường của dòng điện cảm ứng hút nam châm. Khi đó nam châm cũng hút dòng điện.