Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý 11 Nâng cao (sách cũ) Bài trắc nghiệm bài 1.6, 1.7, 1.8, 1.9, 1.10 trang 6 Sách...

Bài trắc nghiệm bài 1.6, 1.7, 1.8, 1.9, 1.10 trang 6 Sách bài tập Lý 11 Nâng cao: Tình huống nào sau đây không thể xảy ra ?...

Bài trắc nghiệm bài 1.6, 1.7, 1.8, 1.9, 1.10 trang 6 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao.  . CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

Bài trắc nghiệm bài 1.6 trang 6 Sách bài tập( SBT ) Vật lí 11 nâng cao

Tại hai điểm A và B (Hình 1.2) có hai điện tích \({q_A},{q_B}\). Tại điểm M, một electron được thả ra không có vận tốc ban đầu thì electron di chuyển theo hướng ra xa các điện tích.

Tình huống nào sau đây không thể xảy ra ?

A. \({q_A} > 0,{q_B} > 0\)

B. \({q_A} < 0,{q_B} > 0\)

C. \({q_A} > 0,{q_B} < 0\)

D. \(\left| {{q_A}} \right| = \left| {{q_B}} \right|\).

 Chọn A

Bài trắc nghiệm bài 1.7 trang 6 Sách bài tập( SBT ) Vật lí 11 nâng cao

Cho quả cầu kim loại trung hòa điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì quả cầu cũng được nhiễm điện dương. Hỏi khi đó khối lượng của quả cầu thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên rõ rệt.

B. Giảm đi rõ rệt.

C. Có thể coi là không đổi.

D. Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm

Chọn C

Bài trắc nghiệm bài 1.8 trang 6 Sách bài tập( SBT ) Vật lí 11 nâng cao

Đặt điện tích thử \({q_1}\) tại P ta thấy có lực điện \(\overrightarrow {{F_1}} \) tác dụng lên \({q_1}\). Thay điện tích thử \({q_1}\) bằng điện tích thử \({q_2}\) thì có lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) tác dụng lên \({q_2}\), nhưng \(\overrightarrow {{F_2}} \) khác \(\overrightarrow {{F_1}} \) về hướng và độ lớn.

Phát biểu nào sau đây là sai khi giải thích hiện tượng trên?

A. Vì khi thay \({q_1}\) bằng \({q_2}\) thì điện trường tại P thay đổi.

B. Vì \({q_1},{q_2}\) ngược dấu nhau.

C. Vì \({q_1},{q_2}\) có độ lớn khác nhau.

D. Vì \({q_1},{q_2}\) có dấu khác nhau và độ lớn khác nhau.

Chọn A 

Bài trắc nghiệm bài 1.9 trang 7 Sách bài tập( SBT ) Vật lí 11 nâng cao

Tại A có điện tích điểm \({q_1}\), tại B có điện tích điểm \({q_2}\). Người ta tìm được điểm M tại đó điện trường bằng không. M nằm trên đoạn thẳng nối A, B và ở gần A hơn B. Chọn đáp án đúng về dấu và độ lớn của các điện tích \({q_1},{q_2}.\)

Advertisements (Quảng cáo)

A. \({q_1},{q_2}\) cùng dấu; \(\left| {{q_1}} \right| > \left| {{q_2}} \right|.\)

B. \({q_1},{q_2}\) khác dấu; \(\left| {{q_1}} \right| > \left| {{q_2}} \right|.\)

C. \({q_1},{q_2}\) cùng dấu; \(\left| {{q_1}} \right| < \left| {{q_2}} \right|\)

D. \({q_1},{q_2}\) khác dấu; \(\left| {{q_1}} \right| < \left| {{q_2}} \right|\)

 Chọn C

Bài trắc nghiệm bài 1.10 trang 7 Sách bài tập( SBT ) Vật lí 11 nâng cao

Trên Hình 1.3 có vẽ các đường sức của một số điện trường trong phần mặt phẳng giới hạn bởi hai đường thẳng \({M’},M\)

Cho các cụm từ sau :

a’) Hai điện tích điểm có cùng độ lớn và cùng dấu

b’) Ứng với Hình 1.3b

c’) Có độ lớn giảm dần

d’) Ứng với Hình 1.3d

e’) Hai điện tích điểm có cùng độ lớn và khác dấu

g’) Ứng với Hình 1.3c

Chọn cụm từ đã cho điền vào chỗ trống trong những câu sau để được những câu mô tả đúng các điện trường trên Hình 1.3.

a) Điện trường ….. là điện trường đều.

b) Cường độ điện trường ứng với Hình 1.3a ….. từ trái sang phải.

c) Độ lớn của cường độ điện trường ….. tăng dần từ trái sang phải.

d) Hình 1.3d mô tả một điện trường gây ra bởi…..

a - b’

b - c’

c - g’

d - e’

 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Vật lý 11 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)