Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý 11 Nâng cao Bài trắc nghiệm bài 5.9, 5.10, 5.11 trang 60 SBT Lý 11...

Bài trắc nghiệm bài 5.9, 5.10, 5.11 trang 60 SBT Lý 11 Nâng cao: CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ...

Bài trắc nghiệm bài 5.9, 5.10, 5.11 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Bài trắc nghiệm bài 5.11 trang 61Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao. CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Advertisements (Quảng cáo)

Bài trắc nghiệm bài 5.9 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Thả rơi một khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ có kích thước L, l như Hình 5.10. Trong khi rơi, mặt phẳng khung dây luô luôn nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng (mặt phẳng hình vẽ). Khung chuyển động qua một miền có từ trường đều, cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) vuông góc với mặt phẳng khung dây. Sau khi thả rơi khung ít lâu thì khung chuyển động đều với vận tốc v.

Công thức nào sau đây tương ứng với hiện tượng xảy ra đối với khung ?

A. \({{{B^2}Llv} \over R} = g\).                     B. \({{{B^2}lv} \over R} = {{m{v^2}} \over 2}\).

C. \({{{B^2}{l^2}v} \over R} = mg\).                   D. \({{B{v^2}Ll} \over R} = mv\).

Ở đây B là cảm ứng từ ; m là khối lượng của khung ; R là điện trở khung ; v là vận tốc của khung khi khung chuyển động đều ; g là gia tốc rơi tự do.

Giải :

C : lực từ tác dụng lên khung cân bằng với trọng lực.

 

Bài trắc nghiệm bài 5.10 trang 61Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Chỉ ra đúng, sai trong các câu sau đây.

Trong một mạch điện có một bộ acquy, một ống dây và một công tắc thì

Đ

S

A. ngay sau khi đóng công tác, trong mạch có suất điện động tự cảm.

 

 

B. sau khi đóng công tác ít nhất 30 s, trong mạch mới suất hiện suất điện động tự cảm.

 

 

C. khi dòng điện trong mạch đã ổn định, trong mạch vẫn có suất điện động tự cảm.

 

 

D. khi dòng điện trong mạch đã ổn định, ống dây chỉ có vai trò như một điện trở.

 

 

    A : Đ, B : S, C : S, D : Đ.

 

Bài trắc nghiệm bài 5.11 trang 61Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Di chuyển con chạy của biến trở để dòng điện trong một mạch điện biến đổi. Trong khoảng 0,5 s đầu dòng điện tăng đều từ 0,1 A đến 0,2 A ; 0,3 s tiếp theo dòng điện tăng đều từ 0,2 A đến 0,3 A; 0,2 s ngay sau đó dòng điện tăng đều từ 0,3 A đến 0,4 A. So sánh độ lớn của suất điện động tự cảm trong mạch, ta có:

 

A. \({e_{t{c_2}}} < {e_{t{c_3}}} < {e_{t{c_1}}}\).        B. \({e_{t{c_1}}} > {e_{t{c_2}}} > {e_{t{c_3}}}\).

C. \({e_{t{c_1}}} < {e_{t{c_2}}} < {e_{t{c_3}}}\).        D. \({e_{t{c_3}}} > {e_{t{c_1}}} > {e_{t{c_2}}}\).

Đáp án: C