Trang chủ Lớp 11 SGK Hóa học 11 - Cánh diều Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại...

Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là sai? A...

Hướng dẫn cách giải/trả lời câu hỏi trang 14 Bài 1. Mở đầu về cân bằng hóa học sách Hóa học 11 - Cánh diều
Câu hỏi 2: Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là sai?

A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.

B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.

C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng.

D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Tuy nhiên, ở trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp diễn với tốc độ bằng nhau nhưng nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng không đổi là do lượng mất đi và lượng sinh ra chất đó là bằng nhau. Như vậy, cân bằng hoá học là cân bằng động.

Answer - Lời giải/Đáp án

Phát biểu sai: C

Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng, nồng độ mol của chất phản ứng và các chất sản phẩm không đổi. Tùy thuộc vào hệ số tỉ lượng của phương trình phản ứng và thời điểm đạt trạng thái cân bằng, không phải lúc nồng độ mol của chất phản ứng cũng bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng.

Câu hỏi 2: Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau:

2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)

Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

aA + bB ⇌ mM + nM

Khi đó biểu thức tính hằng số cân bằng KC như sau: \[{{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[M]}}}^{\rm{m}}}{{{\rm{[N]}}}^{\rm{n}}}}}{{{{{\rm{[A]}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{[B]}}}^{\rm{b}}}}}\]

Advertisements (Quảng cáo)

Trong đó: a, b, m, n lần lượt là hệ số tỉ lượng tương ứng của các chất A, B, M, N trong phương trình hoá học; (A), (B), (M), (N) lần lượt là nồng độ mol của các chất A, B, M, N ở trạng thái cân bằng.

Answer - Lời giải/Đáp án

\[{{\rm{C}}_{{\rm{M(S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{0}}{\rm{,4}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ = 0}}{\rm{,4 (M); }}{{\rm{C}}_{{\rm{M(}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{)}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{0}}{\rm{,6}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ = 0}}{\rm{,6 (M); [S}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{] = }}\frac{{{\rm{0}}{\rm{,3}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ = 0}}{\rm{,3(M)}}\]

2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)

Ban đầu: 0,4 0,6

Phản ứng: 0,3 ← 0,15 ← 0,3

Cân bằng: 0,1 0,45 0,3

\[{{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[S}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{]}}}^{\rm{2}}}}}{{{{{\rm{[S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{]}}}^{\rm{2}}}{\rm{[}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{]}}}} = \frac{{{{0,3}^2}}}{{{{0,1}^2}.0,45}} = 20\]

Câu hỏi 3: Nhũ đá được hình thành trong các hang động liên quan đến cân bằng sau đây:

Ca(HCO3)2(aq) ⇌ CaCO3(s) + CO2(aq) + H2O(1)

Nếu nồng độ CO2 hoà tan trong nước tăng lên thì có thuận lợi cho sự hình thành nhũ đá hay không? Giải thích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nhiệt độ, nồng độ hay áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

Phản ứng hình thành thạch nhũ là phản ứng xảy ra theo chiều thuận. Nếu nồng độ CO2 hoà tan trong nước tăng lên, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ CO2 – cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, không thuận lợi cho sự hình thành nhũ đá.

Advertisements (Quảng cáo)